Triệu Đà trong lịch sử Việt Nam
9:32 AM
Lịch sử Việt Nam
Triệu Đà
Chuyện này trong giới nghiên cứu lịch sử thì cũng chả có gì lạ nữa, bàn tán mãi rồi. Nhưng có thể với người thiện lành thì nó khá mới. Bởi vì lâu nay chúng ta vẫn được học Triệu Đà là giặc, xâm chiếm nước ta, chiếm nước Âu Lạc.
Đoạn này mình cmt bên trang BBC Tiếng Việt (link bài BBC và nội dung có ở cuối bài này), copy sang đây, có bổ sung vài chữ cho rõ, để rộng đường dư luận:
Ông Đà là người gốc bên Tàu, nhưng làm vua 1 cõi là Nam Việt, không thuộc Tàu (nhà Tần). Đến lúc ổng chết thì Nam Việt vẫn chưa thuộc Tàu. Nam Việt là vùng đất Lưỡng Quảng bây giờ.
Nam Việt chiếm Âu Lạc thì cũng là 2 nước Việt thôn tính lẫn nhau (Nam Việt là của dân Bách Việt, Âu Lạc là của Âu Việt và Lạc Việt), cũng chả khác gì An Dương Vương giật nước vua Hùng No18, cũng là 2 bộ lạc người Việt đánh nhau rồi sát nhập thành nước Âu Lạc.
Vì thế, ông Đà tuy là người Tàu, nhưng Nam Việt không phải là Tàu. Đen cho ông Đà là sau khi ổng chết 4 đời, thì Nam Việt bị nhà Hán thôn tính, thành đất Tàu. Nam Việt tồn tại được gần 100 năm với 5 đời vua, vốn là đất của người Việt (Bách Việt) nhưng sau này bị Hán đồng hóa thành người Hán.
Chính vì sau này bị Hán hóa, cho nên Nam Việt bị các sử gia (từ thời Tây Sơn đến nay) coi là Tàu và cuộc chiến sát nhập Âu Lạc vào Nam Việt trở thành xâm lược.
Các sử gia trước đó vẫn coi Triệu Đà là vua nước Việt (bao gồm cả VN ngày nay). Cuốn sử thời phong kiến gần đây nhất là Việt Nam sử lược vẫn coi Triệu Đà là vua nước VN, là 1 ông vua trong LS VN. Trong Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi có câu "Từ Triệu Đinh Lý Trần...", thì Triệu ở đây là Triệu Đà.
Nếu coi Nam Việt là Tàu, chỉ vì Triệu Đà là người Hán. Thì cũng có thể coi Đại Việt thời nhà Trần là Tàu, vì vua Trần gốc Phúc Kiến, hay nhà Hồ cũng vậy, vì Hồ Quý Ly cũng gốc Tàu.
Việc đấu tố ông Đà của sử gia CS đã cắt đứt mối liên hệ giữa các dân tộc Việt ở VN và Nam TQ cho dù về mặt nhân chủng học và văn hóa, lịch sử thì họ có mối quan hệ rất tương đồng.
(Hết)
Bài của BBC (link ở đây):
Nhân bài trước nói về Triệu Đà thu hút nhiều bình luận độc giả, lại nói về chữ Triệu trong Bình Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi.
Trong bài cáo có đoạn:
"Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương."
Bản dịch của Ngô Tất Tố:
"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương"
Báo Một Thế Giới ở Việt Nam gần đây "trích dẫn thông tin từ GS Nguyễn Xuân Kính (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) về chuyện năm 1972, GS Vũ Khiêu đã đưa ra một văn bản rất khác lạ, thay nhà Triệu bằng nhà Đinh:
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, xây dựng nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương."
Giáo sư Nguyễn Xuân Kính cũng được dẫn lời: “Ở sách giáo khoa phổ thông, thời gian đầu, trong bài Bình Ngô đại cáo, người soạn sách bỏ từ “Triệu”. Thời gian sau, tình hình cởi mở hơn, từ “Triệu” được khôi phục và được chú thích là Triệu Đà. Oái oăm thay, trong sách giáo khoa văn học lớp 10, ở cùng năm học, học sinh được/bị học cả bài về Mỵ Châu Trọng Thủy lẫn bài Bình Ngô đại cáo. Ở bài trước, sách giáo khoa giảng rằng Triệu Đà và Trọng Thủy là những nhân vật phản diện; còn ở bài sau thì phải chú thích “Triệu” là Triệu Đà. Trong cuốn sách dành cho giáo viên, người ta đã phải có đoạn: Đề phòng nếu học đến đây mà học sinh thắc mắc thì sẽ giải thích thế này, thế này…”
Chữ Triệu trong Bình Ngô đại cáo là chỉ Triệu Đà.
Năm 2006, tạp chí Xưa và Nay cho hay: "Chúng tôi, thế hệ sinh cùng Cách mạng Tháng Tám, những ngày sau hoà bình lập lại 1945, học sử Việt Nam, được dạy Triệu Đà là ông vua khai sáng nước Việt. Nhưng ít năm sau, Triệu Đà trở nên tên xâm lược, bị lên án trong sách sử."
Nói về Triệu Đà, vẫn còn nhiều điều rất thú vị và chưa có lời đáp.
Đoạn này mình cmt bên trang BBC Tiếng Việt (link bài BBC và nội dung có ở cuối bài này), copy sang đây, có bổ sung vài chữ cho rõ, để rộng đường dư luận:
Ông Đà là người gốc bên Tàu, nhưng làm vua 1 cõi là Nam Việt, không thuộc Tàu (nhà Tần). Đến lúc ổng chết thì Nam Việt vẫn chưa thuộc Tàu. Nam Việt là vùng đất Lưỡng Quảng bây giờ.
Nam Việt chiếm Âu Lạc thì cũng là 2 nước Việt thôn tính lẫn nhau (Nam Việt là của dân Bách Việt, Âu Lạc là của Âu Việt và Lạc Việt), cũng chả khác gì An Dương Vương giật nước vua Hùng No18, cũng là 2 bộ lạc người Việt đánh nhau rồi sát nhập thành nước Âu Lạc.
Vì thế, ông Đà tuy là người Tàu, nhưng Nam Việt không phải là Tàu. Đen cho ông Đà là sau khi ổng chết 4 đời, thì Nam Việt bị nhà Hán thôn tính, thành đất Tàu. Nam Việt tồn tại được gần 100 năm với 5 đời vua, vốn là đất của người Việt (Bách Việt) nhưng sau này bị Hán đồng hóa thành người Hán.
Chính vì sau này bị Hán hóa, cho nên Nam Việt bị các sử gia (từ thời Tây Sơn đến nay) coi là Tàu và cuộc chiến sát nhập Âu Lạc vào Nam Việt trở thành xâm lược.
Các sử gia trước đó vẫn coi Triệu Đà là vua nước Việt (bao gồm cả VN ngày nay). Cuốn sử thời phong kiến gần đây nhất là Việt Nam sử lược vẫn coi Triệu Đà là vua nước VN, là 1 ông vua trong LS VN. Trong Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi có câu "Từ Triệu Đinh Lý Trần...", thì Triệu ở đây là Triệu Đà.
Nếu coi Nam Việt là Tàu, chỉ vì Triệu Đà là người Hán. Thì cũng có thể coi Đại Việt thời nhà Trần là Tàu, vì vua Trần gốc Phúc Kiến, hay nhà Hồ cũng vậy, vì Hồ Quý Ly cũng gốc Tàu.
Việc đấu tố ông Đà của sử gia CS đã cắt đứt mối liên hệ giữa các dân tộc Việt ở VN và Nam TQ cho dù về mặt nhân chủng học và văn hóa, lịch sử thì họ có mối quan hệ rất tương đồng.
(Hết)
Bài của BBC (link ở đây):
Số phận 'long đong' của chữ Triệu trong Bình Ngô Đại Cáo
Nhân bài trước nói về Triệu Đà thu hút nhiều bình luận độc giả, lại nói về chữ Triệu trong Bình Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi.
Trong bài cáo có đoạn:
"Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương."
Bản dịch của Ngô Tất Tố:
"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương"
Báo Một Thế Giới ở Việt Nam gần đây "trích dẫn thông tin từ GS Nguyễn Xuân Kính (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) về chuyện năm 1972, GS Vũ Khiêu đã đưa ra một văn bản rất khác lạ, thay nhà Triệu bằng nhà Đinh:
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, xây dựng nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương."
Giáo sư Nguyễn Xuân Kính cũng được dẫn lời: “Ở sách giáo khoa phổ thông, thời gian đầu, trong bài Bình Ngô đại cáo, người soạn sách bỏ từ “Triệu”. Thời gian sau, tình hình cởi mở hơn, từ “Triệu” được khôi phục và được chú thích là Triệu Đà. Oái oăm thay, trong sách giáo khoa văn học lớp 10, ở cùng năm học, học sinh được/bị học cả bài về Mỵ Châu Trọng Thủy lẫn bài Bình Ngô đại cáo. Ở bài trước, sách giáo khoa giảng rằng Triệu Đà và Trọng Thủy là những nhân vật phản diện; còn ở bài sau thì phải chú thích “Triệu” là Triệu Đà. Trong cuốn sách dành cho giáo viên, người ta đã phải có đoạn: Đề phòng nếu học đến đây mà học sinh thắc mắc thì sẽ giải thích thế này, thế này…”
Chữ Triệu trong Bình Ngô đại cáo là chỉ Triệu Đà.
Năm 2006, tạp chí Xưa và Nay cho hay: "Chúng tôi, thế hệ sinh cùng Cách mạng Tháng Tám, những ngày sau hoà bình lập lại 1945, học sử Việt Nam, được dạy Triệu Đà là ông vua khai sáng nước Việt. Nhưng ít năm sau, Triệu Đà trở nên tên xâm lược, bị lên án trong sách sử."
Nói về Triệu Đà, vẫn còn nhiều điều rất thú vị và chưa có lời đáp.
(Hết bài BBC)
Dương Quốc Chính, 14/02/2020
https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56/posts/1640993492720274
Dương Quốc Chính, 14/02/2020
https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56/posts/1640993492720274