Saturday, January 4, 2020

Trên xuống hay dưới lên (Phần 4)


Phần 1


Stt trước mình viết về việc CSGT ăn tiền là nguyên nhân chính khiến người dân coi thường luật GT, có 1 số anh em lao vào phản biện đại ý là: "Chúng mày không đưa tiền thì CSGT đâu éo mày đưa được? Sao đổ lỗi cho CSGT khi chính mày vi phạm luật và chủ động đút lót?".

Xét thấy đây là vấn đề quan trọng về mặt lý luận đối với vấn đề chống tham nhũng nói chung chứ không riêng gì việc tham nhũng vặt của CSGT, nên mình tách nội dung này thành stt riêng. Nó cùng mạch "Trên xuống hay dưới lên?" của 3 stt trước.

Lâu nay, các chú tinh bông vẫn có ný nuộn là đổ tội gây nên tham nhũng cho người dân. Chúng mày không đưa tiền thì làm gì có tham nhũng nào? Nghe cũng thấy đúng đúng! Nhưng xét về tâm lý con người thì ai cũng sẽ hành xử theo xu hướng làm lợi cho cá nhân mình, chỉ cần điều đó không quá gây hại cho xã hội hay người khác. Một nhóm không nhỏ người khác còn chả quan tâm đến việc gây hại cho xã hội, chỉ biết lợi cho mình là làm. Đây là tâm lý bình thường, hợp logic, nên nó sẽ khó thay đổi nếu không có luật điều chỉnh, nếu không thì xã hội sẽ loạn.

Tâm lý này đúng từ thời hồng hoang, bản năng sinh tồn khiến con vật cũng làm như vậy. Vì thế mà pháp luật ra đời. Súc vật cũng có luật lệ riêng, tạm gọi là luật rừng, do con đầu đàn "ban hành". Con nào vi phạm, có thể bị trả giá bằng máu hoặc tính mạng. Đấy là với các loài vật có tính cộng đồng cao, cần phối hợp nhóm khi đi săn hay trong cuộc sống có tổ chức.

Nếu con người ai ai cũng có kiến thức vì cộng đồng, nhận thức được việc đưa hối lộ là sai...thì chả cần có luật nữa. Thậm chí lúc đó không cần cả công an, nhà tù, tòa án... Vì thế, cần hiểu là việc giáo dục để người dân có ý thức không phạm pháp không bao giờ thay thế được pháp luật và thực thi pháp luật nghiêm minh. Trong việc chống tham nhũng, việc giáo dục người dân để họ không đưa hối lộ là cần thiết, nhưng không hiệu quả bằng việc chống tham nhũng bằng luật để xử lý cán bộ nhận hối lộ. Bởi vì, việc đưa hối lộ chắc chắn làm lợi cho người đưa và nó ít ảnh hưởng đến xã hội hoặc ảnh hưởng rất không rõ ràng. Không như việc đi ăn cướp, nó cũng có lợi cho kẻ cướp nhưng ảnh hưởng xã hội là rất rõ, trực tiếp.

Rất ít người chọn cách đi ăn cướp để làm lợi cho mình, nhưng hầu hết người VN đều sẵn sàng đút lót và nhận đút lót. Đơn giản vì đó là hành vi có vẻ như sạch sẽ và đạo đức hơn các hành vi vi phạm pháp luật khác, thậm chí bị coi nhẹ hơn đái bậy và xả rác bừa bãi. Mình tin là 100% dân VN trưởng thành đều đã từng đưa và/hoặc nhận hối lộ, trừ những người tàn tật, thiểu năng. Vì việc "cám ơn" bằng tiền và "hoa quả" nó quá phổ biến ở VN, để được hưởng lợi, từ xa xưa rồi.

Vì thế đừng có ai lên giọng nói là đừng có đưa hối lộ để chống tham nhũng, thế là đạo đức giả và ngụy biện.

Phân tích thế để thấy là chống tham nhũng phải bằng luật, tức là từ trên xuống, đừng có nói chuyện chống tham nhũng từ dưới lên, vì nó bất khả thi, không ai tự giác được mãi đâu.

Để chống tham nhũng thì chỉ cần xử lý nặng và nghiêm minh hành vi đưa nhận hối lộ, tất nhiên tội nhận hối lộ phải bị xử nặng hơn. Như vụ AVG, anh Son nhận 3 triệu đô, trong khi anh Vũ đưa gấp vài lần số đó, cả 2 đều khắc phục hết nhưng Vũ chỉ dính 3 năm tù trong khi Son chung thân. Với CSGT cũng vậy, lẽ ra phải xử lý CSGT nặng hơn kẻ đưa hối lộ, là người tham gia giao thông. Nhưng dường như các CSGT bị thải hồi hay kỷ luật là rất ít, cho dù đảm bảo 99% CSGT HN hay TP HCM (2 nơi có nhiều vi phạm trật tự GT nhất nước) đều nhận tiền đút lót. 1% không nhận là do chưa đạt chỉ tiêu doanh thu hoặc đang được nhà báo quay phim chụp ảnh!

Việc phát hiện, tố giác hành vi CSGT nhận tiền là quá đơn giản so với các ngành khác kín đáo hơn. Do anh em đều tác nghiệp ngoài đường là chính. Nếu nhà chức trách công khai việc xử lý và khuyến khích người dân tham gia bắt quả tang thì đảm bảo sau 1 tháng là vãn việc nhận tiền. Thậm chí chính thanh tra ngành tự đi bắt cũng rất dễ. Nhưng người ta không làm, hoặc làm lấy lệ, ngu gì làm! Làm chặt thì anh em nhịn, thì cả ngành cùng thất thu đáng kể.

Thế nhưng thực tế cũng có 1 số tỉnh làm được. Mình (nghe nói) CSGT Quảng Ninh hiếm khi nhận tiền. Nếu bạn vi phạm, 1 là gọi người thân, 2 là đóng phạt. Đó là do anh em có ý thức?! Quên mẹ đi, chắc chắn do chỉ đạo từ lãnh đạo CA tỉnh hoặc từ tỉnh. Tất nhiên anh em cũng được chia chác từ tiền phạt, nhưng sẽ ít hơn ăn trực tiếp, nhưng đó vẫn là kỷ cương được vãn hồi phần nào, trừ anh em có quan hệ thì vẫn không sao. Nghe nói CSGT Đà Nẵng, Vĩnh Phúc cũng vậy?

Còn CSGT Hải Dương thì nổi tiếng ăn bẩn và còn bẫy khách để kiếm tiền. Mấy thằng đạo đức giả nói trên cứ đi Hải Dương mà test xem có không phải đút lót không? Chính mình bị bẫy 1 lần bởi 1 thằng chim mồi đi đường 5, nó cố tình bò ra đường để 4 xe khác vượt sai luật, sau đó bị hốt luôn. Anh em CSGT cười hớn hở còn chủ động nói: "Bọn em có 4 anh em đứng nắng nôi, anh đưa mấy trăm giúp anh em trà nước đỡ vất vả". Nhận tiền xong cám ơn rối rít, tổ sư. Ai hóng bên mấy group oto đều rành các chuyện tương tự. Ngoài Hải Dương thì Đồng Nai cũng là tỉnh mà CSGT khét tiếng nhũng nhiễu. Phải chăng 2 tỉnh đó phong thủy xấu, CSGT cứ rơi vào đó là ăn bẩn?! Không phải đâu, là do lãnh đạo CA tỉnh và lãnh đạo tỉnh hết. Có thể đó là 1 trong các lý do khiến nguyên dàn lãnh đạo CA Đồng Nai vừa bị thay máu.

Chính vì vấn đề tham nhũng vặt của CSGT không được xử lý triệt để nên mới tạo nên tâm lý coi thường pháp luật của người dân. Tức là luật không nghiêm là sinh hư dân. Đừng hi vọng dân được GD có ý thức mà phải dùng luật, mà luật phải nghiêm với chính kẻ thực thi pháp luật trước. Kể cả tử hình người say rượu lái xe mà vẫn chạy được tội thì cũng chả ai coi ra gì.

Riêng việc xử lý nồng độ cồn, chắc 80% người vi phạm là từ quán nhậu ra, cứ chặn quán nhậu là xong, kể cả dùng luật cũ cũng xử lý được hết. Thứ 2 là từ các nhà có đám, cứ rình từ đó ra cũng vợt được nốt ít nhất 10% còn lại. 10% uống rượu tại nhà thì coi như thả cũng không sao. Như thế có vẻ thiếu nhân văn nhỉ?! Nhưng mà làm thế lại làm các quán mất doanh thu, tức là các anh em khác cũng ảnh hưởng nồi cơm.

Tóm lại là việc chống tham nhũng nói chung và chống tham nhũng vặt trong ngành CA như bắt cóc bỏ đĩa thôi, làm căng là lại thành tự tay bóp dái, hất đổ nồi cơm của mình và của anh em cán bộ khác. Trong stt khác mình đã viết, chế độ này vận hành bằng tiền "xã hội hóa", vì lương cán bộ chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản mà thôi. Thế nên tốt hơn cả là cứ siết bọn dân, là toàn dân hỉ hả vỗ tay.

Anh em bò đỏ chắc đang suy diễn là mình hay nhậu nên mới viết thế. Thực tế là ngược lại nhé. Mình không thích và không uống được bia rượu, cũng không ham nhậu, hát karaoke, tức là không có nhu cầu về cồn. À, mỗi tội thích ăn vải và mít.

Dương Quốc Chính, 04/01/2020
https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56/posts/1600311710121786
Chia sẻ:
Post a Comment