Quá trình phổ biến chữ quốc ngữ thời Pháp thuộc

Quay lại chuyện chữ quốc ngữ, ở stt trước, một số bạn cho là vinh danh mấy ông cha nghĩ ra chữ quốc ngữ được rồi, coi họ như KTS. Thực dân Pháp sử dụng thì coi như thợ xây thôi, không quan trọng lắm.
Theo mình thì cả 2 đều quan trọng. Thậm chí trong trường hợp này, "thợ xây" còn quan trọng hơn. Tất nhiên quan điểm này rất nhạy cảm, chả báo chí CM nào dám đăng, cũng chả trí thức xã nghĩa nào dám lên tiếng, vì nó đụng vào quả núi khổng lồ là lòng tự hào/tự ái dân tộc song song với việc chống thực dân cuồng tín.
Trên thế giới với mấy trăm quốc gia nhưng rất hiếm có nước nào có thể thay đổi chữ viết đã dùng ổn định mấy trăm năm bằng 1 loại chữ hoàn toàn mới. Càng về sau này thì càng khó thay đổi, vì nó ảnh hưởng quá lớn. Gần đây nhất có trường hợp thay đổi là ở Kazakhstan, 1 nước dân chủ giả hiệu hậu CS (nước CH thuộc LX cũ), đã thông qua một bảng chữ cái mới, dựa trên bảng ký tự Latin, để thay thế bảng chữ cái theo hệ Cyrillic mà Kazakhstan đang dùng.
Ngôn ngữ Kazakh cũ đang được viết bằng bộ chữ Cyrillic; giới tinh hoa thì chủ yếu sử dụng tiếng Nga, di sản của thời Liên Xô để lại.
Đây cũng là một trong những di sản mà một số nước láng giềng của Kazakhstan đã tìm cách xóa bỏ ngay sau khi Liên bang Xô-viết sụp đổ hồi năm 1991.
Azerbaizan đã bắt đầu dùng sách giáo khoa bằng chữ Latin vào ngay năm sau đó, còn Turkmenistan thì từ năm 1993.
Năm 2018, Kazakhstan đang thực hiện quá trình chuyển đổi sau gần ba thập niên, trong một môi trường kinh tế rất khác, khiến rất khó ước tính phí tổn liên quan.
Trong quá khứ thì trường hợp thay đổi, chính xác hơn là thống nhất, chữ viết là thời Tần Thủy Hoàng, ông cho đốt sách và cấm tiệt các loại chữ của các nước chư hầu sau khi bị Tần thống nhất. Tần Thủy Hoàng cũng có tiếng là 1 ông vua sắt máu. Ấy thế mà TQ hiện nay vẫn còn có vài bộ chữ khác nhau (2 bộ phổ biến nhất).
Như vậy, có thể thấy là việc thay đổi chữ viết là cực kỳ khó, cần có 1 bàn tay sắt của độc tài hoặc phong kiến và thường ở thời điểm sau 1 cuộc cách mạng. Trường hợp LX sụp đổ cũng coi như cuộc cách mạng, khiến cho các nước CH được độc lập và thoát ra khỏi cái bóng của người Nga.
Thực dân Pháp thực ra còn là mẹ của phong kiến! Khi chiếm được Nam Kỳ, họ coi đây là vùng đất mới cần "xóa cờ đánh lại" mà không có thế lực chính trị nào dám bất tuân. Vào thời điểm mới xâm lược, đã có 2 luồng quan điểm của người Pháp, 1 là ép dân Nam Kỳ dùng chữ Pháp, đồng hóa tuyệt đối, biến Nam Kỳ thành 1 tỉnh Đông Pháp.
Đại diện nhóm chống đối phổ biến chữ quốc ngữ, dùng chữ Pháp hoặc "bản rút gọn" là E. F. Aymonier, giám đốc trường thuộc địa ở Paris (đây là trường mà anh Tất Thành xin học không được), từng là công sứ ở Nam Kỳ, tham gia đàn áp phong trào Cần Vương, biết tiếng Chăm (vợ Chăm), biết tiếng Khmer và Việt.
Nhóm ủng hộ chữ quốc ngữ là E. Roucoules, nguyên hiệu trưởng trường Chasseloup Laubat, nay là trường Lê Quý Đôn ở SG, đây được coi là trường trung học đầu tiên ở Đông Dương theo Tây học.
Sau nhiều tranh luận, bút chiến giữa 2 ông, 1 người xuất thân sỹ QĐ sau trở thành quan cai trị và 1 người là nhà giáo dục, thì nhà giáo dục đã thắng với việc phổ cập chữ quốc ngữ trên toàn VN.
Việc tranh đấu để chữ quốc ngữ được sử dụng không hề đơn giản, 1 là phe chống đối từ chính người Pháp, 2 là phe chống đối từ các nho sỹ người Việt. Họ chống đối với 2 lý do, 1 là nhân dân dân tộc, chống ngoại xâm, 2 là vì quyền lợi đang có của họ bị tước bỏ (tự dưng bị biến thành mù chữ!). Đến khi thành lập LB Đông Dương (1902) thì thực dân Pháp mới thực sự chốt là sẽ phải phổ cập chữ quốc ngữ trên cả 3 kỳ. Đó là lý do tại sao thời điểm phổ cập loại chữ này lại chênh nhau tới 30 chục năm từ Nam Kỳ tới Trung Kỳ. Như thế chứng tỏ việc quyết định sử dụng chữ quốc ngữ là không hề đơn giản như là lấy 1 bản vẽ ra để xây, mà phải qua 1 quá trình tranh đấu tổng cộng cỡ nửa thế kỷ, từ khi Pháp mới chiếm Nam Kỳ tới khi Trung Kỳ bỏ các kỳ thi chữ Hán.
Tới năm 1945, người dân cả nước mới thực sự được phổ cập chữ quốc ngữ khoảng 25 năm, là rất ngắn so với cuộc đời của 1 bộ chữ (chữ Hán đã được sử dụng trước đó ở VN từ gần 1 ngàn năm trước). Vì thế tỷ lệ người dân biết chữ không được cao là chuyện đương nhiên, nhưng cũng không thể là chỉ có 5% như stt trước mình đã phân tích.
Mình đính kèm bài viết này mấy trang sách về văn bản của người Pháp bắt buộc sử dụng chữ quốc ngữ và văn bản cho phép người dân được quyền tự do lựa chọn đi học hay không, để tránh lạm quyền (bắt HS đi học).
Trong 1 số cuốn sách gần đây mình đọc về thực dân Pháp, dựa trên tư liệu lưu trữ, thì không hề thấy chỗ nào viết là Pháp ngu dân cho dễ trị, cấm dân học hành. Sự thật là họ rất nỗ lực trong việc đào tạo người bản xứ, có điều là thời đó học rất khó nên ít người được học cao (nhưng nếu mù chữ thì đều do lựa chọn của người dân). Cuốn sách này có các bài viết bút chiến của 2 phe nói trên và giới thiệu sơ bộ về nền học chính Nam Kỳ.
Mình đảm bảo những ai đã và đang chửi thực dân Pháp là ngu dân thì đều chưa từng đọc sách dạng này (hiện nay có cỡ 20 đầu sách về thời thuộc địa). Họ chửi theo quán tính và não trạng căm thù được nhồi sọ từ bé. Những người này bao gồm cả những GS TS chuyên ngành lịch sử.
Chính quyền non trẻ VNDCCH có rất ít điểm chung với chế độ thực dân, nhưng riêng về chữ quốc ngữ lại có sự đồng thuận tuyệt đối. Bằng chứng là sau CM tháng 8, VM có thừa điều kiện để lật đổ luôn cả chữ quốc ngữ, vì dù sao nó cũng mới chỉ có 25 năm tuổi, hoặc năm 54, khi có đủ nguồn lực, độc tài, lại thân Tàu, thì VNDCCH cũng thừa khả năng chuyển đổi chữ quốc ngữ về chữ Hán. Nhưng điều đó không xảy ra.
Chứng tỏ chữ quốc ngữ đã chứng tỏ được tính ưu việt của nó. Thời thực dân, người Pháp cho là dạy chữ quốc ngữ trước rồi dạy chữ Pháp sau, thì người Việt sẽ dễ học chữ Pháp hơn, thực tế đúng như vậy. Hiện nay, những kẻ chống lại chữ quốc ngữ mới thực là bọn phản động.
Quan điểm của mình về việc đánh giá công trạng của 2 giáo sĩ nghĩ ra chữ quốc ngữ nói riêng cũng như các quan chức, nhà khoa học thực dân nói riêng. Theo mình, cũng như cách đánh giá của con người mới TBCN, thì giới tư sản hành động vì lợi ích của họ trước tiên, đồng thời giúp ích cho cộng đồng (không phủ nhận được điều đó), nên chúng ta không cần phải thờ cúng mấy ông giáo sĩ hay quan chức, nhà khoa học thực dân nào cả, vì họ làm vì lợi ích và trách nhiệm của họ thôi.
Tuy nhiên, việc ghi nhớ công lao của họ cũng là việc cần làm. Việc đặt tên đường chỉ thuần túy là để ghi nhớ tên tuổi, công trạng 1 vài cá nhân. Chính việc thờ cúng như thờ Khổng, Mạnh ở Văn Miếu mới là đáng lên án, vì không cần thiết. Về bản chất, Nho giáo du nhập từ TQ vào VN thì cũng nhằm mục đích nô dịch, đồng hóa người Việt mà thôi. Chúng ta không cần tẩy chay nền văn minh Trung Hoa, không cần tẩy chay chữ Hán, nhưng cần đối xử công bằng giữa 2 loại chữ và 2 nền văn minh. Không nhất thiết phải 1 mất 1 còn như nhiều người đang tranh đấu.
Hoặc, nếu thấy nhạy cảm thì tốt nhất là đừng có dùng tên người làm tên đường nữa. Chính TQ lại làm tốt chuyện đó, khi họ ít đặt tên phố là tên người. Tốt nhất là cứ dùng địa danh lịch sử mà đặt tên đường. Chả cần đổi tên phố Hàng Lọng thành Lê Duẩn làm gì.
Dương Quốc Chính, 29/11/2019
https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56/posts/1558892447597046
Ảnh minh hoạ: Sách Chuyện đời xưa... bản in năm 1914