Những gì đã thực sự xảy ra vào 70 năm trước - Giành chính quyền ở Sài Gòn
7:48 PM
Bảo Đại
Bảo Đại thoái vị
Giành chính quyền ở SG
Jean Sainteny
Lịch sử Nam kỳ
Ngô Đình Khôi
Phạm Quỳnh
Trần Văn Giàu
Xứ uỷ Nam Kỳ
![]() |
Giành chính quyền ở Sài Gòn ngày 25-8-1945. |
(Tiếp theo) Phần 3
Chỉ sau khi VM cướp chính quyền 3 ngày, ngày22-8-1945 những người phương Tây đầu tiên tới HN, nhóm OSS (tiền thân của CIA), những người đã sát cánh với VM trong việc kháng Nhật. Đáng chú ý là đi cùng đoàn có Jean Sainteny, là người sau này ký hiệp định sơ bộ với HCM. Sainteny đivới người Mỹ vào VN với lý do là muốn bảo vệ tù binh người Pháp nhưng thực ralà muốn tìm cách bảo vệ quyền lợi của người Pháp tại VN. Ông này được người Nhật cho vào ở trong dinh Toàn quyền, dinh này chưa bao giờ bị VM chiếm lại cùng với ngân hàng Đông Dương, do người Nhật bảo vệ. Người Mỹ đã được cả người Nhật vàVM trọng vọng, được toàn quyền tự do đi lại ở HN. Người Mỹ, đại diện là nhóm OSS, nêu rõ quan điểm là ủng hộ VM trong kháng Nhật nhưng lúc đó chưa có ý định can thiệp vào Đông Dương, nghĩa là chưa có ý định ủng hộ VM trong việc giành chính quyền.
Ở HN lúc đó có đại diện của Liên Xô tên là Solosieff, ông này ở HN để bảo vệ các tù binh người LX trong đội quân lê dương Pháp (khoảng500-600 người) bị Nhật bắt, ông bày tỏ quan điểm là LX sẽ không can thiệp vào Đông Dương vì sợ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của 2 đồng minh là Anh và Pháp, họ còn phải lo tái thiết đất nước sau chiến tranh. Ông cho là chỉ có người Pháp mớicó đủ tiềm lực và kinh nghiệm để tái thiết Đông Dương và đưa VN đến 1 nền độc lập,VN lúc đó chưa sẵn sàng để độc lập tuyệt đối, cần sự bảo trợ của 1 nước lớn để tránh bị thôn tính bởi người TQ hay Thái Lan.
Chỉ sau khi VM cướp chính quyền 3 ngày, ngày22-8-1945 những người phương Tây đầu tiên tới HN, nhóm OSS (tiền thân của CIA), những người đã sát cánh với VM trong việc kháng Nhật. Đáng chú ý là đi cùng đoàn có Jean Sainteny, là người sau này ký hiệp định sơ bộ với HCM. Sainteny đivới người Mỹ vào VN với lý do là muốn bảo vệ tù binh người Pháp nhưng thực ralà muốn tìm cách bảo vệ quyền lợi của người Pháp tại VN. Ông này được người Nhật cho vào ở trong dinh Toàn quyền, dinh này chưa bao giờ bị VM chiếm lại cùng với ngân hàng Đông Dương, do người Nhật bảo vệ. Người Mỹ đã được cả người Nhật vàVM trọng vọng, được toàn quyền tự do đi lại ở HN. Người Mỹ, đại diện là nhóm OSS, nêu rõ quan điểm là ủng hộ VM trong kháng Nhật nhưng lúc đó chưa có ý định can thiệp vào Đông Dương, nghĩa là chưa có ý định ủng hộ VM trong việc giành chính quyền.
Ở HN lúc đó có đại diện của Liên Xô tên là Solosieff, ông này ở HN để bảo vệ các tù binh người LX trong đội quân lê dương Pháp (khoảng500-600 người) bị Nhật bắt, ông bày tỏ quan điểm là LX sẽ không can thiệp vào Đông Dương vì sợ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của 2 đồng minh là Anh và Pháp, họ còn phải lo tái thiết đất nước sau chiến tranh. Ông cho là chỉ có người Pháp mớicó đủ tiềm lực và kinh nghiệm để tái thiết Đông Dương và đưa VN đến 1 nền độc lập,VN lúc đó chưa sẵn sàng để độc lập tuyệt đối, cần sự bảo trợ của 1 nước lớn để tránh bị thôn tính bởi người TQ hay Thái Lan.
Nam Kỳ lúc đó hoàn toàn khác với Bắc Kỳ, Nam Kỳ có đất đai trù phú hơn, dân sống sung túc hơn, đảng CS ở Nam Kỳ (xứ ủy Nam Kỳ) tương đối độc lập với trung ương và không gây được ảnh hưởng lớn như ở Trung và Bắc Kỳ. Miền Nam lúc đó còn các phe nhóm chính trị có ảnh hưởng lớn như các tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, nhóm CS Troskism, các đảng Đại Việt, Phục Quốc…có ảnh hưởngkhông kém gì đảng CS. Nguyễn Văn Sâm, vị khâm sai của vua Bảo Đại đến tiếp nhận SG đúng ngày 19-8 dưới sự bảo trợ của quân Nhật. Lãnh đạo CS lúc đó là ông TrầnVăn Giàu, sau khi nhận được tin VM cướp chính quyền thành công ở HN thì ông tích cực PR hoành tráng cho VM, đại để là VM là đảng duy nhất được người Mỹ ủng hộ, được tập hợp bởi nhiều đảng phái yêu nước, muốn dành độc lập cho dân tộc, để thuyết phục cái phe nhóm khác hợp tác với VM.
Lúc đó vua Bảo Đại nhận được vài bức điện không nêu rõ người gửi, từ phía VM, để thuyết phục ông từ chức. Ngày 23-8, VM tổ chức biểu tình ở Huế và bắt và giết 1 số quan lại như ông Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi...Một số người thân cận với nhà vua, điển hình là ông Phạm Khắc Hòe là đổng lý văn phòng (chắc giống chánh văn phòng chủ tịch nước) cũng thuyết phục ông là VM xứng đáng để lãnh đạo đất nước. Ngày 25-8, Bảo Đại công bố tuyên ngôn thoái vị (ngày 30-8 mới làm lễ thoáivị trước sự chứng kiến của đại diện VM là Huy Cận và Trần Huy Liệu), trong đó có đoạn:
Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam,
Vì nền độc lập của Việt Nam,
Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sànghy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổquốc.
Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 23tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết.
Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng.
Trẫm không thể không ngậm ngùi khi nghĩ đếncác tiên đế đã chiến đấu trên bốn trăm năm để mở mang bờ cõi từ Thuận Hóa đến Hà Tiên. Trẫm không khỏi tiếc hận là trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm không thể làm gì đem lại lợi ích đáng kể cho đất nước.
Mặc dù vậy, và vững mạnh trong sự tin tưởng của mình, Trẫm đã quyết định thoái vị, và Trẫm trao quyền cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa.
Sáchchính thống “quên” các đoạn khác mà chỉ nhắc đến câu này:
Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị.
Cũng ngày 23-8, xứ ủy Nam Kỳ tổ chức cuộc biểu tình, ngày 25-8 biểu tình lớn giành chính quyền cho VM. Dân theo VM vì thấy vua đã thoái vị, lại yêu cầu dân ủng hộ nước cộng hòa mới. Dân VN khi đó không mấy ai biết VM do CS lãnh đạo, chỉ biết là 1 đảng yêu nước, được đồng minh ủng hộ, vua cũng phải nhường quyền nên đa số theo VM cả. Các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu vào thời điểm này cũng ra nhập VM. Nhưng mấy năm sau, khi thành lập nhà nước cộng hòa, thì phe CS trong VM mới bộc lộ rõ và có nhiều người đã bỏ VM. Chi tiết sẽ nói đến trong phần sau.
(Còn nữa)
Dương Quốc Chính, 22/6/2015
https://www.facebook.com/notes/d%C6%B0%C6%A1ng-qu%E1%BB%91c-ch%C3%ADnh/nh%E1%BB%AFng-g%C3%AC-%C4%91%C3%A3-th%E1%BB%B1c-s%E1%BB%B1-x%E1%BA%A3y-ra-v%C3%A0o-70-n%C4%83m-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-gi%C3%A0nh-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-%E1%BB%9F-s%C3%A0i-g%C3%B2n/507926816026953/
Lúc đó vua Bảo Đại nhận được vài bức điện không nêu rõ người gửi, từ phía VM, để thuyết phục ông từ chức. Ngày 23-8, VM tổ chức biểu tình ở Huế và bắt và giết 1 số quan lại như ông Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi...Một số người thân cận với nhà vua, điển hình là ông Phạm Khắc Hòe là đổng lý văn phòng (chắc giống chánh văn phòng chủ tịch nước) cũng thuyết phục ông là VM xứng đáng để lãnh đạo đất nước. Ngày 25-8, Bảo Đại công bố tuyên ngôn thoái vị (ngày 30-8 mới làm lễ thoáivị trước sự chứng kiến của đại diện VM là Huy Cận và Trần Huy Liệu), trong đó có đoạn:
Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam,
Vì nền độc lập của Việt Nam,
Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sànghy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổquốc.
Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 23tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết.
Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng.
Trẫm không thể không ngậm ngùi khi nghĩ đếncác tiên đế đã chiến đấu trên bốn trăm năm để mở mang bờ cõi từ Thuận Hóa đến Hà Tiên. Trẫm không khỏi tiếc hận là trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm không thể làm gì đem lại lợi ích đáng kể cho đất nước.
Mặc dù vậy, và vững mạnh trong sự tin tưởng của mình, Trẫm đã quyết định thoái vị, và Trẫm trao quyền cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa.
Sáchchính thống “quên” các đoạn khác mà chỉ nhắc đến câu này:
Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị.
Cũng ngày 23-8, xứ ủy Nam Kỳ tổ chức cuộc biểu tình, ngày 25-8 biểu tình lớn giành chính quyền cho VM. Dân theo VM vì thấy vua đã thoái vị, lại yêu cầu dân ủng hộ nước cộng hòa mới. Dân VN khi đó không mấy ai biết VM do CS lãnh đạo, chỉ biết là 1 đảng yêu nước, được đồng minh ủng hộ, vua cũng phải nhường quyền nên đa số theo VM cả. Các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu vào thời điểm này cũng ra nhập VM. Nhưng mấy năm sau, khi thành lập nhà nước cộng hòa, thì phe CS trong VM mới bộc lộ rõ và có nhiều người đã bỏ VM. Chi tiết sẽ nói đến trong phần sau.
(Còn nữa)
Dương Quốc Chính, 22/6/2015
https://www.facebook.com/notes/d%C6%B0%C6%A1ng-qu%E1%BB%91c-ch%C3%ADnh/nh%E1%BB%AFng-g%C3%AC-%C4%91%C3%A3-th%E1%BB%B1c-s%E1%BB%B1-x%E1%BA%A3y-ra-v%C3%A0o-70-n%C4%83m-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-gi%C3%A0nh-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-%E1%BB%9F-s%C3%A0i-g%C3%B2n/507926816026953/