Những gì đã thực sự xảy ra vào 70 năm trước - Đế quốc Việt Nam
7:32 PM
Bảo Đại
Chính phủ Trần Trọng Kim
Đế quốc VN
Đốc lý Trần Văn Lai
lịch sử VN giai đoạn 1945-1954
Nạn đói 1945
Trần Trọng Kim
Năm 1945 có rất nhiều sự kiện, biến cố trọng đại và quan trọng nhất là việc khai sinh ra nước Việt Nam độc lập. Năm nay kỷ niệm 70 năm của những sự kiện này, nhưng người chứng kiến tận mắt mà còn có thể nhớ được thì hầu như đã chết hoặc quá già, chỉ vài năm nữa thì chẳng còn ai nữa và rất nhiều sự thật theo đó sẽ bị chôn vùi, đa số những người trẻ sẽ chỉ biết những gì mà sách giáo khoa lịch sử đã dạy họ. Những gì mình viết dưới đây chủ yếu dựa vào trí nhớ, tổng hợp lại những thông tin đã đọc từ 1 số sách vở, tài liệu nói về giai đoạn này. Mình không phải sử gia, mà đây cũng chả phải bài đăng báo nên có thể có sai sót do nhớ nhầm lẫn, xin lỗi là mình viết rất hồn nhiên, nghĩ ra cái gì thì viết cái đó thôi chứ chả khoa học được như các TS đâu! Bác nào phát hiện ra chỗ sai thì cứ góp ý để em sửa, em xin đa tạ. Mục đích cũng chỉ là để dân ta phải biết sử ta (đúng nghĩa), nếu mà không biết thì có thể tra FB.
Cột mốc đầu tiên đáng kể đến là sự kiện Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9-3. Trước đó người Nhật chiếm Đông Dương từ người Pháp từ năm 1941 nhưng vẫn để người Pháp quản lý hành chính, Nhật chỉ đứng sau. Lưu ý là Pháp lúc đó là chính quyền đã đầu hàng phát xít Đức của Petain. Khi chiếm Đông Dương, người Nhật tuyên truyền về thuyết Đại Đông Á, người da vàng làm chủ châu Á, đuổi người da trắng khỏi đất này, thuyết này đã thuyết phục được nhiều người Việt Nam. Trước đó đã có nhiều người Việt muốn học người Nhật để canh tân đất nước, giải phóng dân tộc điển hình là phong trào Đông Du và Phan Bội Châu, đó là lý do vì sao có nhiều người Việt thân Nhật.
Để thực hiện thuyết Đại Đông Á thì người Nhật không quản lý Đông Dương như người Pháp, tức là cai trị (bóc lột) trực tiếp mà thông qua 1 chính quyền người bản xứ. Ở Việt Nam họ nêu mong muốn của mình với vua Bảo Đại, để ông chủ động thành lập 1 chính quyền thân Nhật, hoàn toàn không phải người Nhật chủ động dựng lên 1 chính quyền bù nhìn như sách báo tuyên truyền sau này. Đây là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Ngày 11-3, dưới sự hỗ trợ của người Nhật, vua Bảo Đại tuyên bố độc lập và đơn phương hủy bỏ Hòa ước Patenôtre 1884 về quyền bảo hộ của người Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam (lúc đó không bao gồm Nam kỳ), lý do đơn giản là vì Pháp chả còn có quyền lực gì ở Đông Dương nữa. Trên lý thuyết thì bản tuyên ngôn này của vua Bảo Đại là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của người Việt sau 80 năm bị người Pháp đô hộ. Trên thực tế thì người Nhật vẫn nắm quyền quản lý tài chính, quốc phòng và ngoại giao, tức là độc lập 1 phần và nằm trong khối Đại Đông Á của người Nhật. Vua Bảo Đại cho giải tán viện Cơ mật cũ và mời ông Trần Trọng Kim, nguyên là 1 nhà giáo dạy sử, ra làm thủ tướng (trước đó VN chỉ có Viện cơ mật gồm các quan thượng thư). Trước đó Bảo Đại đã định mời ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, song ông Diệm lúc đó lại ủng hộ hoàng thân Cường Để (là người mà Phan Bội Châu cũng ủng hộ), lúc đó ở Nhật mà người Nhật là không ủng hộ giải pháp này nên giấu đi lá thư của Bảo Đại gửi Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Diệm trước đó đã từng làm đến thượng thư bộ Lại của vua Bảo Đại nhưng đã từ chức vì bất đồng quan điểm với người Pháp. Tình tiết này cho thấy việc sau này người Mỹ hỗ trợ ông Diệm về làm thủ tướng cho Bảo Đại là có lý do chứ ông Diệm không hoàn toàn là con rối do Mỹ dựng lên từ 1 thằng cha căng chú kiết. Nếu dựng lên từ cha căng chú kiết thì phải nói đến nhân vật Kim Nhật Thành do LX dựng và Hun Sen do VN dựng, 2 người này xuất thân từ chức vụ sỹ quan cấp úy nhảy phắt là ngôi cao, nhưng đây là 1 câu chuyện khác!
Ông Trần Trọng Kim nguyên là 1 ông giáo dạy sử, ông đã viết bộ sách giáo khoa chữ quốc ngữ đầu tiên của người Việt mà gần đây có in lại (bao gồm quyển Quốc văn giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư, các bạn có con học cấp 1 nên tìm mua). Nhiều người cho là ông Kim quá già, không phù hợp với 1 chính trị gia, nếu chính trị là con đĩ thì chính trị gia giỏi là phải làm được má mì. Ông Kim thì không làm được điều đó, các bạn đừng liên tưởng đến cụ Tổng đương thời nhé, tuy cũng có 1 chữ Trọng! Ông Kim thành lập chính phủ vào ngày 17-4 với các bộ trưởng là những trí thức tiếng tăm đương thời như các ông Phan Anh, Hoàng Xuân Hãn, Trịnh Đình Thảo…Các bộ trưởng lúc đó đều do ông Kim chọn chứ không phải người Nhật và hoàn toàn không phải phường giá áo túi cơm như nhiều người đang nghĩ, bằng chứng là họ đã làm được khá nhiều việc và 1 vài người sau đó được mời vào chính phủ mới của nước VNDCCH, ông Hoàng Xuân Hãn là 1 nhà khoa học đa tài được cả chính quyền 2 miền sau này kính trọng (rất hiếm có ai được như vậy). Tháng 6 năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam, quốc kỳ là lá cờ vàng có quẻ Ly màu đỏ, quốc ca là bài Đăng Đàn Cung. Việt Nam lúc đó lần đầu tiên có 1 chính quyền quân chủ lập hiến, với nền độc lập tương đối, không khác nhiều với nước Nhật vào thời điểm bị Mỹ “đô hộ” sau năm 45.
Chỉ trong 4 tháng tồn tại chính quyền Trần Trọng Kim đã làm được khá nhiều việc lớn và quan trọng cho đất nước. Đó là:
Đơn phương thu hồi lại Nam Kỳ (sau này người Pháp chính thức trao trả Nam Kỳ lại cho 1 chính quyền khác của Bảo Đại là chính quyền Quốc gia Việt Nam), sáp nhập 3 kỳ vào nước VN, không gọi là kỳ nữa mà gọi là bộ (Bắc bộ, Nam bộ, Trung bộ), sau này VNDCCH vẫn dùng từ Bắc bộ, Trung bộ còn VNCH lại gọi Trung phần, Nam phần (không hiểu sao);
Dùng chữ quốc ngữ làm ngôn ngữ hành chính; thả toàn bộ tù chính trị do Pháp giam (nhiều lãnh tụ CS được thả vào dịp này);
Đổi tên các đường phố tên Pháp thành tên Việt. Hầu hết các tên phố tại HN bây giờ là do ông đốc lý Trần Văn Lai đặt vào thời điểm này, trừ tên các phố đặt tên lãnh tụ CS sau này. Ngay tên quảng trường Ba Đình (tên 1 cuộc khởi nghĩa chống Pháp) cũng là được đặt tên vào thời điểm này chứ không phải do chính quyền VNDCCH đặt. Đồng thời, chính quyền này còn cho giật đổ các tượng đài các nhân vật Thực dân Pháp. Chỗ cụ Lý đứng ở bờ Hồ bây giờ nguyên là tượng đài toàn quyền Paul Bert. Hầu hết vị trí các tượng đài danh nhân quan trọng ở HN trước đây đều là tượng đài thực dân.
Năm 44 đến đầu 45, ở Bắc Kỳ xảy ra trận lụt lớn gây mất mùa cộng thêm chính sách thu mua thóc gạo phục vụ chiến tranh của người Nhật nên đã xảy ra nạn đói lớn, gây ra cái chết của khoảng 2 triệu người miền Bắc. Sách báo tuyên truyền sau này nói là do Nhật bắt dân phá lúa trồng đay và lấy thóc để làm nhiên liệu đốt (như than). Mình chưa tìm được tài liệu nào nói cụ thể về chuyện này nên chưa kiểm chứng được, logic mà nói thì bộ máy chiến tranh không phải cần quá nhiều sợi đay (để làm bao tải?) và dùng lúa để đốt thì nhiệt lượng cũng không được tốt hơn củi, nghe khá vô lý? Nếu người Nhật là nguyên nhân chính gây ra nạn đói thì phải đói khắp cả nước chứ thực tế chỉ có vùng đồng bằng sông Hồng (ảnh hưởng của lụt và mất mùa) và tỉnh Thanh Hóa là bị chết đói, dân Thái Bình chết nhiều nhất. Mình cho là sau này Việt Minh tuyên truyền như vậy để tạo lòng căm thù người Nhật là chính. Nhật thu mua (hay tịch thu) thóc gạo để nuôi lính thì có thể hiểu được. Ngoài ra thì do chiến tranh mà vận chuyển Nam Bắc bị gián đoạn nên gạo miền Nam không thể ra Bắc được. Với tình hình đó, chính quyền Trần Trọng Kim đã nỗ lực cứu đói bằng cách chỉnh sửa đường xá giao thông, vận chuyển gạo ra Bắc.
Chính quyền Trần Trọng Kim đã có nhưng hành động đầu tiên trong việc cải cách bộ máy hành chính hoàn toàn của người Việt, soạn thảo hiến pháp…manh nha của 1 nhà nước quân chủ lập hiến hiện đại, việc này đang làm dở dang thì chính quyền này từ chức bởi những biến cố khác mà mình sẽ nói tiếp ở phần sau.
(còn tiếp)
Tài liệu tham khảo:
Hồi ký Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim
Why Vietnam của LA Patti (sỹ quan OSS – CIA sau này, đồng minh của Việt Minh và ông Hồ), bản tiếng Việt của nhà xuất bản Đà Nẵng (chắc cũng đã thêm nhiều mắm muối!)
Bài phỏng vấn ông Hoàng Xuân Hãn do Thụy Khuê (đài RFI-Pháp) thực hiện
Trích đoạn Hồi ký Con rồng An Nam của Bảo Đại, bản tiếng Việt
Và 1 số tài liệu khác chả nhớ tên hết, hình như là các quyển Từ thực dân đến CS, Bên giòng lịch sử (linh mục Cao Văn Luận), Gọng kềm lịch sử (Bùi Diễm)…
chả nhớ nhặt đoạn nào từ sách nào. Sách giáo khoa lịch sử không nhớ lớp mấy (vì học dốt!).
Ngày tháng thì lấy từ Wiki.
Dương Quốc Chính, 15/08/2018
https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56/posts/1177227162430245
Cột mốc đầu tiên đáng kể đến là sự kiện Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9-3. Trước đó người Nhật chiếm Đông Dương từ người Pháp từ năm 1941 nhưng vẫn để người Pháp quản lý hành chính, Nhật chỉ đứng sau. Lưu ý là Pháp lúc đó là chính quyền đã đầu hàng phát xít Đức của Petain. Khi chiếm Đông Dương, người Nhật tuyên truyền về thuyết Đại Đông Á, người da vàng làm chủ châu Á, đuổi người da trắng khỏi đất này, thuyết này đã thuyết phục được nhiều người Việt Nam. Trước đó đã có nhiều người Việt muốn học người Nhật để canh tân đất nước, giải phóng dân tộc điển hình là phong trào Đông Du và Phan Bội Châu, đó là lý do vì sao có nhiều người Việt thân Nhật.
Để thực hiện thuyết Đại Đông Á thì người Nhật không quản lý Đông Dương như người Pháp, tức là cai trị (bóc lột) trực tiếp mà thông qua 1 chính quyền người bản xứ. Ở Việt Nam họ nêu mong muốn của mình với vua Bảo Đại, để ông chủ động thành lập 1 chính quyền thân Nhật, hoàn toàn không phải người Nhật chủ động dựng lên 1 chính quyền bù nhìn như sách báo tuyên truyền sau này. Đây là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Ngày 11-3, dưới sự hỗ trợ của người Nhật, vua Bảo Đại tuyên bố độc lập và đơn phương hủy bỏ Hòa ước Patenôtre 1884 về quyền bảo hộ của người Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam (lúc đó không bao gồm Nam kỳ), lý do đơn giản là vì Pháp chả còn có quyền lực gì ở Đông Dương nữa. Trên lý thuyết thì bản tuyên ngôn này của vua Bảo Đại là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của người Việt sau 80 năm bị người Pháp đô hộ. Trên thực tế thì người Nhật vẫn nắm quyền quản lý tài chính, quốc phòng và ngoại giao, tức là độc lập 1 phần và nằm trong khối Đại Đông Á của người Nhật. Vua Bảo Đại cho giải tán viện Cơ mật cũ và mời ông Trần Trọng Kim, nguyên là 1 nhà giáo dạy sử, ra làm thủ tướng (trước đó VN chỉ có Viện cơ mật gồm các quan thượng thư). Trước đó Bảo Đại đã định mời ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, song ông Diệm lúc đó lại ủng hộ hoàng thân Cường Để (là người mà Phan Bội Châu cũng ủng hộ), lúc đó ở Nhật mà người Nhật là không ủng hộ giải pháp này nên giấu đi lá thư của Bảo Đại gửi Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Diệm trước đó đã từng làm đến thượng thư bộ Lại của vua Bảo Đại nhưng đã từ chức vì bất đồng quan điểm với người Pháp. Tình tiết này cho thấy việc sau này người Mỹ hỗ trợ ông Diệm về làm thủ tướng cho Bảo Đại là có lý do chứ ông Diệm không hoàn toàn là con rối do Mỹ dựng lên từ 1 thằng cha căng chú kiết. Nếu dựng lên từ cha căng chú kiết thì phải nói đến nhân vật Kim Nhật Thành do LX dựng và Hun Sen do VN dựng, 2 người này xuất thân từ chức vụ sỹ quan cấp úy nhảy phắt là ngôi cao, nhưng đây là 1 câu chuyện khác!
Ông Trần Trọng Kim nguyên là 1 ông giáo dạy sử, ông đã viết bộ sách giáo khoa chữ quốc ngữ đầu tiên của người Việt mà gần đây có in lại (bao gồm quyển Quốc văn giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư, các bạn có con học cấp 1 nên tìm mua). Nhiều người cho là ông Kim quá già, không phù hợp với 1 chính trị gia, nếu chính trị là con đĩ thì chính trị gia giỏi là phải làm được má mì. Ông Kim thì không làm được điều đó, các bạn đừng liên tưởng đến cụ Tổng đương thời nhé, tuy cũng có 1 chữ Trọng! Ông Kim thành lập chính phủ vào ngày 17-4 với các bộ trưởng là những trí thức tiếng tăm đương thời như các ông Phan Anh, Hoàng Xuân Hãn, Trịnh Đình Thảo…Các bộ trưởng lúc đó đều do ông Kim chọn chứ không phải người Nhật và hoàn toàn không phải phường giá áo túi cơm như nhiều người đang nghĩ, bằng chứng là họ đã làm được khá nhiều việc và 1 vài người sau đó được mời vào chính phủ mới của nước VNDCCH, ông Hoàng Xuân Hãn là 1 nhà khoa học đa tài được cả chính quyền 2 miền sau này kính trọng (rất hiếm có ai được như vậy). Tháng 6 năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam, quốc kỳ là lá cờ vàng có quẻ Ly màu đỏ, quốc ca là bài Đăng Đàn Cung. Việt Nam lúc đó lần đầu tiên có 1 chính quyền quân chủ lập hiến, với nền độc lập tương đối, không khác nhiều với nước Nhật vào thời điểm bị Mỹ “đô hộ” sau năm 45.
Chỉ trong 4 tháng tồn tại chính quyền Trần Trọng Kim đã làm được khá nhiều việc lớn và quan trọng cho đất nước. Đó là:
Đơn phương thu hồi lại Nam Kỳ (sau này người Pháp chính thức trao trả Nam Kỳ lại cho 1 chính quyền khác của Bảo Đại là chính quyền Quốc gia Việt Nam), sáp nhập 3 kỳ vào nước VN, không gọi là kỳ nữa mà gọi là bộ (Bắc bộ, Nam bộ, Trung bộ), sau này VNDCCH vẫn dùng từ Bắc bộ, Trung bộ còn VNCH lại gọi Trung phần, Nam phần (không hiểu sao);
Dùng chữ quốc ngữ làm ngôn ngữ hành chính; thả toàn bộ tù chính trị do Pháp giam (nhiều lãnh tụ CS được thả vào dịp này);
Đổi tên các đường phố tên Pháp thành tên Việt. Hầu hết các tên phố tại HN bây giờ là do ông đốc lý Trần Văn Lai đặt vào thời điểm này, trừ tên các phố đặt tên lãnh tụ CS sau này. Ngay tên quảng trường Ba Đình (tên 1 cuộc khởi nghĩa chống Pháp) cũng là được đặt tên vào thời điểm này chứ không phải do chính quyền VNDCCH đặt. Đồng thời, chính quyền này còn cho giật đổ các tượng đài các nhân vật Thực dân Pháp. Chỗ cụ Lý đứng ở bờ Hồ bây giờ nguyên là tượng đài toàn quyền Paul Bert. Hầu hết vị trí các tượng đài danh nhân quan trọng ở HN trước đây đều là tượng đài thực dân.
Năm 44 đến đầu 45, ở Bắc Kỳ xảy ra trận lụt lớn gây mất mùa cộng thêm chính sách thu mua thóc gạo phục vụ chiến tranh của người Nhật nên đã xảy ra nạn đói lớn, gây ra cái chết của khoảng 2 triệu người miền Bắc. Sách báo tuyên truyền sau này nói là do Nhật bắt dân phá lúa trồng đay và lấy thóc để làm nhiên liệu đốt (như than). Mình chưa tìm được tài liệu nào nói cụ thể về chuyện này nên chưa kiểm chứng được, logic mà nói thì bộ máy chiến tranh không phải cần quá nhiều sợi đay (để làm bao tải?) và dùng lúa để đốt thì nhiệt lượng cũng không được tốt hơn củi, nghe khá vô lý? Nếu người Nhật là nguyên nhân chính gây ra nạn đói thì phải đói khắp cả nước chứ thực tế chỉ có vùng đồng bằng sông Hồng (ảnh hưởng của lụt và mất mùa) và tỉnh Thanh Hóa là bị chết đói, dân Thái Bình chết nhiều nhất. Mình cho là sau này Việt Minh tuyên truyền như vậy để tạo lòng căm thù người Nhật là chính. Nhật thu mua (hay tịch thu) thóc gạo để nuôi lính thì có thể hiểu được. Ngoài ra thì do chiến tranh mà vận chuyển Nam Bắc bị gián đoạn nên gạo miền Nam không thể ra Bắc được. Với tình hình đó, chính quyền Trần Trọng Kim đã nỗ lực cứu đói bằng cách chỉnh sửa đường xá giao thông, vận chuyển gạo ra Bắc.
Chính quyền Trần Trọng Kim đã có nhưng hành động đầu tiên trong việc cải cách bộ máy hành chính hoàn toàn của người Việt, soạn thảo hiến pháp…manh nha của 1 nhà nước quân chủ lập hiến hiện đại, việc này đang làm dở dang thì chính quyền này từ chức bởi những biến cố khác mà mình sẽ nói tiếp ở phần sau.
(còn tiếp)
Tài liệu tham khảo:
Hồi ký Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim
Why Vietnam của LA Patti (sỹ quan OSS – CIA sau này, đồng minh của Việt Minh và ông Hồ), bản tiếng Việt của nhà xuất bản Đà Nẵng (chắc cũng đã thêm nhiều mắm muối!)
Bài phỏng vấn ông Hoàng Xuân Hãn do Thụy Khuê (đài RFI-Pháp) thực hiện
Trích đoạn Hồi ký Con rồng An Nam của Bảo Đại, bản tiếng Việt
Và 1 số tài liệu khác chả nhớ tên hết, hình như là các quyển Từ thực dân đến CS, Bên giòng lịch sử (linh mục Cao Văn Luận), Gọng kềm lịch sử (Bùi Diễm)…
chả nhớ nhặt đoạn nào từ sách nào. Sách giáo khoa lịch sử không nhớ lớp mấy (vì học dốt!).
Ngày tháng thì lấy từ Wiki.
Dương Quốc Chính, 15/08/2018
https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56/posts/1177227162430245