Tuesday, March 6, 2018

Ngoại giao pháo hạm



Ngoại giao pháo hạm là việc phô trương sức mạnh quân sự với mục đích đe dọa chiến tranh và thông qua đó đạt được các mục tiêu của chính sách đối ngoại, như buộc quốc gia bị đe dọa phải nhượng bộ quyền lợi trong các vấn đề lãnh thổ hay thương mại.

Ngoại giao pháo hạm xuất hiện trong thời kỳ diễn ra các cuộc xâm chiếm thuộc địa trên thế giới của các cường quốc Châu Âu (khoảng nửa sau thế kỷ 19). Trong thời kỳ này, các cường quốc Châu Âu thường cho tàu chiến neo đậu ngoài khơi các quốc gia mà họ muốn đe dọa và gây áp lực trong quá trình đàm phán các hiệp ước bất bình đẳng. Đôi khi để tăng tính đe dọa, các tàu chiến này còn được lệnh biểu dương lực lượng bằng cách nã đại bác trên biển.

Với sức mạnh quân sự vượt trội và thông qua hình thức ngoại giao pháo hạm, các cường quốc Châu Âu thời bấy giờ đã dễ dàng ép buộc các quốc gia yếu hơn phải chấp nhận các điều ước bất bình đẳng, buộc các quốc gia này phải nhượng lại đất đai hoặc trở thành thuộc địa, đồng thời mở cửa các hải cảng để các thương thuyền của họ vào trao đổi thương mại. Một ví dụ tiêu biểu cho hoạt động ngoại giao pháo hạm chính là việc thuyền trưởng Mathew Perry của Mỹ vào năm 1853 đã cho bốn tàu chiến neo trong vịnh Tokyo nhằm ép buộc chính quyền Nhật Bản lúc bấy giờ mở cửa các thương cảng Nhật cho các hoạt động trao đổi thương mại với nước ngoài.
(Theo trang Nghiên cứu quốc tế)

Ngoại giao pháo hạm bây giờ đã được nâng lên tầm cao mới, không dùng pháo hạm để đe dọa trực tiếp quốc gia sở tại nữa mà ngược lại, dùng để bày tỏ sự thân thiện, nhằm đe dọa nước khác. Mỹ không còn phô trương sức mạnh quân sự bằng cách bắn pháo nữa mà bằng cách mời quan chức VN lên thăm tàu và đưa quân Mỹ lên bờ giao lưu với người Việt để gây thiện cảm. Có 1 band nhạc của hải quân Mỹ lên bờ chơi nhạc ở cầu Rồng, biểu diễn cả bài Nối vòng tay lớn bằng tiếng Việt, chứng tỏ họ luyện tập cho sự kiện này rất lâu.

Trên tàu, theo thông lệ như các lần viếng thăm quân sự khác, còn có 1 quân nhân gốc VNCH. Tất cả những quân nhân này (cả những lần trước) đều là con của sỹ quân quân lực VNCH. Lần này có trung tá Hiền Trịnh, 1 sỹ quan quân y, không biết có phải mới được bổ sung "biên chế" vào tàu này không?!

Điều này chứng tỏ có bàn tay của "Ban Tuyên giáo" của TBT Năm Chăm.

Dương Quốc Chính, 06/03/2018
https://www.facebook.com/100004289162781/posts/1031509280335368/?d=n
Chia sẻ:
Post a Comment