Lược sử các học thuyết kinh tế - Phần 1
12:41 AM
Adam Smith
Các học thuyết kinh tế
Freidrich Von Hayek
John Maynard Keynes
Kinh tế chính trị
Thuyết bàn tay vô hình

Gần đây có nhiều bạn nói đến khái niệm cánh tả, cánh hữu, đó là 1 trong các khái niệm nền tảng của môn khoa học chính trị. Nhưng nói tả hữu mà không nói đến các học thuyết kinh tế vĩ mô liên quan là 1 thiếu sót lớn. Mình không phải chuyên sâu về kinh tế, nên viết bài này dưới góc nhìn lịch sử là chính. Bạn nào chuyên ngành kinh tế chắc rành hơn, nếu thấy gì sai thì sửa giúp nhé, mình cũng chỉ viết khái quát những nội dung cơ bản thôi.
Bất cứ ai đã học qua bậc đại học ở VN thì đều phải biết đến thuyết Bàn tay vô hình của Adam Smith và kinh tế chính trị Marx Lenin.
Thuyết của Adam Smith được coi là kinh tế học cổ điển, bây giờ vẫn có tính ứng dụng rất cao. Đại khái là thị trường có khả năng tự điều tiết để trở nên cân bằng về cung, cầu, mọi sự điều tiết của nhà nước đều là thừa thãi và sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Đó chính là bàn tay vô hình. Chính phủ chỉ nên nắm quyền lực về quốc phòng, an ninh, pháp luật, giáo dục và can thiệp tối thiểu vào kinh tế. Bộ máy công quyền cũng chỉ ở mức tối thiểu, thu thuế cũng phải ít nhất có thể. Đây là thuyết kinh tế mà tư bản cánh hữu theo đuổi và cổ vũ mấy trăm năm nay. TT Mỹ Ronald Reagan và TTg Anh Margaret Thatcher là 2 nhà lãnh đạo điển hình theo cánh hữu, bị ảnh hưởng bởi kinh tế học cổ điển.
Một kinh tế gia khác cũng góp phần phát triển kinh tế học cổ điển là Freidrich Von Hayek. Ông là triết gia, kinh tế gia người Áo, chạy trốn phát xít sang Anh và dạy tại ĐH Kinh tế London. Năm 1944, ông xuất bản cuốn Đường về nô lệ, vạch trần những sai lầm của chế độ CS. Ông là người chống XHCN cuồng nhiệt bằng những bài viết và các cuốn sách phân tích những hệ lụy của chế độ xã hội cũng như cách điều hành kinh tế kiểu Marx. Những sai lầm của Marx và CNXH mình không viết ở đây, để dịp khác. Hayek là người có ảnh hưởng lớn tới Thủ tướng Anh Thatcher.
Vừa rồi phe hữu ủng hộ Donald Trump cũng dựa trên nền tảng kinh tế học cổ điển này mà chửi phe thiên tả của Obama và H. Clinton. Phe tả theo học thuyết kinh tế gì thì mình sẽ viết tiếp ở bên dưới.
Phe cực hữu thì thường tôn sùng thái quá Thuyết bàn tay vô hình nên không biết hoặc lờ tịt đi nhưng vấn đề mà thuyết này không thể lý giải được, coi như 1 lỗ hổng lớn. Đó là khi Đại khủng hoảng xảy ra vào những năm 1930, suy thoái kinh tế kéo dài đến hàng chục năm. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vào năm 1933 là 25%. Ở điểm đáy của cuộc khủng hoảng khi đó, GDP của nước này giảm 25% so với mức đỉnh vào năm 1929.
Nếu theo thuyết BTVH thì khủng hoảng không thể kéo dài lâu như vậy, bởi vì thị trường sẽ phải tự điều tiết, hết suy thì phải thịnh. Khi đó 1 kinh tế gia khác xuất hiện để lấp đầy chỗ trống này, đó là John Maynard Keynes. Keynes cho rằng, BTVH không thể tự điều tiết mọi vấn đề kinh tế, cần có sự can thiệp của nhà nước mới có thể giải quyết được các cuộc khủng hoảng ở tầm cỡ quốc gia và toàn cầu.
Keynes dùng phương pháp sau để xử lý khủng hoảng. Ngân hàng trung ương sẽ giảm lãi suất để kích cầu tiêu dùng và tăng tổng cầu. Gọi là chính sách tiền tệ. Đồng thời, chính phủ lại vay tiền để chi tiêu nhiều hơn. Gọi là chính sách tài khóa. Việc kích cầu thì có vẻ logic và dễ hiểu rồi, nhưng tại sao CP lại tăng chi tiêu? Keynes cho rằng, CP chi tiêu nhiều thì các doanh nghiệp tư nhân và người dân cũng sẽ tăng công ăn việc làm và do đó cũng tăng thu nhập. Giải pháp của Keynes đã được TT Roosevelt áp dụng thành công và đưa nước Mỹ thoát khỏi Đại khủng hoảng. GDP tăng nhanh, tỷ lệ thất nghiệp giảm kỷ lục, nhất là vào thời điểm 1940 cho đến khi Mỹ tham chiến ở thế chiến 2 (tăng chi phí công cho chiến tranh).
Keynes và học thuyết của ông trở nên nổi tiếng, được đưa vào giáo trình kinh tế ở các nước tư bản cho đến tận cuối những năm 1970 nó vẫn phổ biến. Keynes trở thành 1 trong những kinh tế gia có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. Các chính phủ ở phương Tây kể từ đó trở nên cồng kềnh hơn, gánh thêm trọng trách điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách tiền tệ và tài khóa nói trên. Trường phái Keynes là nền tảng cho cánh tả trong điều hành kinh tế vĩ mô. Tất cả CP các nước phương Tây thiên tả (như chính quyền Obama ở Mỹ hay Sarkozy ở Pháp hay các nước Bắc Âu) và cả các nước CS theo kinh tế thị trường như TQ và VN đều áp dụng giải pháp của Keynes trong điều hành kinh tế với liều lượng ít hay nhiều.
Ở VN, trong đợt khủng hoảng kinh tế khoảng năm 2009-2011 vừa rồi, CP NTD và ngân hàng nhà nước cũng dùng các giải pháp tiền tệ và tài khóa để khắc phục suy thoái, đó là dùng gói kích cầu 30ng tỷ cho BĐS, CP tích cực vay nợ để đầu tư công. Tuy nhiên các công ty nhà nước của VN ngập trong đống tiền vay đã chi tiêu không hiệu quả, để thất thoát lớn để lại món nợ công khổng lồ cho con cháu cùng với tỷ lệ lạm phát ở mức cao. Nhưng chúng ta cũng thấy, chi phí công rơi vãi cũng khiến cho 1 nhóm người giàu lên nhanh chóng bằng BĐS và chứng khoán, cũng góp phần kích cầu cho nền kinh tế nhưng cũng gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất công xã hội lớn. Tương tự vậy, sau đợt khủng hoảng kinh tế 2007-2009 CP Obama cũng áp dụng triệt để giải pháp của Keynes để thoát khủng hoảng, nhưng cũng dẫn đến món nợ công khổng lồ mà Trump thường dùng để đả kích Clinton.
Vào đầu những năm 1980, thuyết kinh tế của Keynes đã bộc lộ nhiều lỗ hổng mà chúng ta đã thấy ở VN, TQ và rõ rệt nhất là sự thắng thế của cánh hữu ở Anh và Mỹ. Vậy Keynes (ảnh dưới) đã sai ở đâu? Xem phần sau sẽ rõ.
Lược sử các học thuyết kinh tế - Phần 2
Dương Quốc Chính, 04/03/2017
https://www.facebook.com/100004289162781/posts/784607248358907/?d=n