Wednesday, October 26, 2016

Giáo dục thời Pháp thuộc


Phần 1 (26/10/2016):
Vấn đề này kể đầy đủ thì rất dài, phải thành sách hoặc bài báo, mình chỉ giới thiệu sơ lược 1 số đặc điểm mà đa số chúng ta không biết hoặc không được biết, dẫn đến hiểu nhầm.

Giáo dục tiểu học ngay từ khi người Pháp chiếm Nam Kỳ đã được MIỄN PHÍ VÀ TỰ NGUYỆN, đến năm 1929 thì MIỄN PHÍ VÀ CƯỠNG BỨC ở một số địa phương, kể cả nông thôn, có thể vùng sâu vùng xa mới không bắt buộc. Các trường công cấp tiểu học nhận học sinh phải qua sơ tuyển chữ Hán, đơn giản thôi.

Năm 1909 đã có quy chế giáo dục chung cho toàn Đông Dương, đại khái như sau:

Các trường tư phải được xin phép, trừ các trường đã có từ trước và các trường dòng. Trường công ở các làng, tổng được khuyến khích mở, chỉ cần làm đơn. Chi phí sẽ do ngân sách đài thọ.

Chia 3 cấp giáo dục, cấp 1, 2, 3 (mỗi thời đặt 1 tên khác nhau, mình cứ gọi thế cho dễ hiểu). Học hết cấp 2 là đi làm đơn giản được rồi. Học hết cấp 3 được cấp bằng tú tài, có thể làm quan hay công chức, học giỏi có thể xin sang Pháp học cao hơn. Thời gian đầu Pháp đánh giá thấp bằng tú tài bản xứ hơn bằng tú tài bên Pháp, nhưng sau này đánh giá ngang nhau. Nghĩa là học ở VN xong là có thể sang Pháp học tiếp.

Các cấp học đều có hệ nội trú và bán trú, có cấp học bổng, học kém thì bị loại. Các địa phương ít học sinh thì nam nữ có thể học chung trường, nhưng phải có lớp riêng cho nam và nữ. Các tỉnh lớn, HS đông thì trường nam, nữ sinh học riêng.

Thời gian đầu từ các cấp GD phổ thông dạy cả chữ Quốc ngữ, chữ Hán và chữ Pháp. Sau này thì chữ Hán KHÔNG BẮT BUỘC. Trường nào muốn dạy thì PHẢI xin phép hội phụ huynh học sinh và hội đồng kỳ mục địa phương (giống HĐND xã). Giai đoạn sau nữa thì chữ Hán nếu muốn học thì cũng chỉ được học ở 2 năm cuối cấp và phát âm Hán Việt chứ không phát âm theo kiểu bản ngữ. Vì thế mà các gia đình gốc Hoa xin được mở trường riêng để dạy chữ Hán cho đúng kiểu, thì cũng được chính quyền cấp phép. Việc dạy chữ Hán trong trường Việt bị kiểm soát rất nghiêm ngặt để đúng quy chế, hiệu trưởng phải giám sát trực tiếp và chỉ dạy với thời lượng giới hạn. Việc mở trường riêng để dạy cho người Hoa cũng bị kiểm soát ngặt nghèo và chính quyền có quyền đóng cửa không cần lý do.

Học càng lên cao thì tiếng Pháp càng nhiều và nặng. Thời gian đầu HS người Việt không được học Sử Địa Việt mà phải học Sử Địa Pháp, nhưng sau này có được học. Môn Sử đại khái được học về Trịnh - Nguyễn, Tây Sơn, Gia Long và nhà Nguyễn, công cuộc xâm chiếm và bình đình thuộc địa của Pháp...

Chương trình học phổ thông 3 cấp tương đối giống với chương trình GD phổ thông hệ chưa cải cách mà anh mình là khóa cuối cùng, hệ 11 năm. Tức là chưa học đến Toán cao cấp, chỉ học sơ cấp. Lúc đó đã có Toán cao cấp rồi nhé, nhưng họ không dạy ở cấp phổ thông. Các môn Lý, Hóa cũng chỉ học đại cương.

Lương GV người Việt thấp nhất là 1000fr/năm trong khi lương công chức cấp thấp chỉ 360fr/năm. Lương GS cấp 1 người Pháp còn tới 8000fr/năm. Sỹ số mỗi lớp học chỉ 30-45. Tiêu chuẩn lớp học là 1,25m3/HS. Các lớp học phải có cửa sổ mở 2 bên theo chiều gió để thông gió tốt và phải có biện pháp che mưa nắng, nền lớp học phải cao ít nhất 1m so với sân vườn.

Đến năm 1944 Nam Kỳ có khoảng 150 000 HS phổ thông. Với dân số khoảng 10 triệu.

------------------

Với các nội dung trên ta thấy thực dân Pháp thật tàn ác, chúng bắt nhân dân ta phải đi học, để chúng dễ cai trị! Thông tin 90% dân số VN năm 45 mù chữ không biết ở đâu ra?! Vì năm 1944 riêng Nam Kỳ đã có 150ng HS phổ thông/ khoảng 10 triệu dân, tất nhiên còn phải nhiều hơn nữa là những người đã học xong phổ thông.

Về cách dạy chữ Hán thì chính quyền bây giờ phải học tập thực dân Pháp. Trước đây mình đã có stt nói về việc học chữ Hán với quan điểm giống hệt người Pháp, đó là không bắt buộc và phải xin ý kiến phụ huynh.

Tất nhiên như các stt khác, mình đều có căn cứ sách lề phải về các thông tin kể trên. Các bạn miễn thắc mắc về tính xác thực nhé.


Đa số chúng ta đều biết là sau CM tháng 8, phía VM tuyên bố là 90% dân VN mù chữ, tất nhiên không có con số thống kê nào cả! Nói thế thì biết thế thôi, nhiều người coi mặc nhiên là đúng. Phía đảng thì muốn lái nguyên nhân là do người Pháp muốn ngu dân cho dễ trị, không cho dân ta đi học. Vậy lý do thực tế là gì? Mình phải tìm hiểu trong các sách nói về nền giáo dục Pháp thuộc.

Đó là do người Pháp muốn đào tạo kiểu tinh hoa, chương trình rất khó, thi cử cũng rất khó và nghiêm túc, ở tất cả các cấp học. Vì thế mà lượng HS rơi rụng qua các kỳ thi là rất cao. Ở cấp tiểu học (lớp đồng ấu đến lớp nhất, tức là lớp 1-6) tỷ lệ tốt nghiệp trung bình toàn quốc chỉ khoảng 25%. Lý do chính khiến học sinh rơi rụng là ở môn tiếng Pháp quá khó. Thời gian đầu, ở Nam Kỳ, chỉ dạy chữ quốc ngữ như ngoại ngữ, tiếng Pháp mới là ngôn ngữ chính. Sau vài lần cải cách thì 3 năm đầu tiểu học thì không bắt buộc phải học tiếng Pháp, thì tỷ lệ qua được 3 lớp đó để có bằng Sơ học yếu lược mới dễ dàng hơn. Thực ra học hết lớp 3 thì đã là biết đọc biết viết. Bà ngoại mình sinh năm 1917 học hết lớp 3 nhưng đọc thông viết thạo, không như bây giờ.

Vì lý do trên nên thực tế lượng biết chữ không phải quá thấp như VM tuyên truyền, có điều là người có bằng cấp là rất ít. Đổi lại, chất lượng bằng cấp rất cao, học thật. Ai mà tốt nghiệp tiểu học (hết lớp nhất, như lớp 6 bây giờ) thì đã có thể đi làm kiếm tiền ngon lành với các công việc kiểu thư ký, phụ việc mà cần chữ nghĩa cơ bản. Hết cấp 2, 3 (tất nhiên họ đặt tên khác) thì coi là trí thức kiếm tiền ngon lành, nuôi được cả nhà. Học hết cấp 3, với giáo dục Pháp - Việt (bản xứ) là trình độ tương đương với bên Pháp, hoàn toàn có quyền sang Pháp học đại học. Chất lượng GD các cấp thấp hơn cũng tương đương bên Pháp. Chính vì lẽ đó nên không có nhiều người Việt có được bằng cấp cao, vì có bằng đó thì trình độ tương đương người Pháp. Như các ông Hoàng Xuân Hãn, Trần Đức Thảo...trình độ kém gì Tây đâu, so với mặt bằng chung thì còn hơn.

Một lý do nữa khiến nhiều người mù chữ quốc ngữ, đó là do dân Việt cùng các nho sĩ cố tình tẩy chay, cho đó là văn hóa ngoại lai. Thế nên phong trào Đông kinh nghĩa thục phải cổ động người dân đổi mới cách ăn mặc theo kiểu Tây và học chữ quốc ngữ.

Xem ảnh đính kèm ta vẫn thấy HS ở Trung Kỳ vẫn học giỏi hơn hẳn Bắc và Nam kỳ! Đầu vào chưa bằng 1/2 nhưng đầu ra cấp tiểu học vẫn ngang với 2 kỳ còn lại, mà lẽ ra Nam Kỳ phải giỏi hơn do được dạy chữ quốc ngữ sớm hơn và lại được hưởng nền GD BẮT BUỘC ở cấp tiểu học. Ở Bắc và Trung thì mới bắt buộc học chữ quốc ngữ vào khoảng năm 1915 trong khi ở Nam Kỳ là vào khoảng năm 1874 (không nhớ chính xác). Mình copy link stt mình đã viết trước về nền GD Pháp thuộc, stt này để bổ sung vài thông tin thôi.

So sánh với nền GD hiện nay, ta thấy chương trình cũng khá là khó, nhưng HS học không thật, chất lượng rất ảo. Như hồi ông Thiện Nhân thực hiện 3 không và siết việc coi thi tốt nghiệp cấp 3 thì lượng tốt nghiệp từ cỡ 95% tụt xuống khoảng 70%! Mình đánh giá chủ quan thì lượng tốt nghiệp cấp 3 thực tế cũng chỉ đáng 60-70% là cùng, lượng tốt nghiệp đại học cũng chỉ đáng thế.

GD VN hiện thời "ưu việt" hơn Pháp ở chỗ là phổ cập đại học, sắp sửa phổ cập Ths. Quan chức Hà Nội còn có ý tưởng phổ cập TS cho AE công chức HN!

Như vậy so sánh tương đương về chất lượng thì cấp 3 bây giờ chưa chắc bằng cấp 2 thời Pháp, mỗi cấp cứ lùi đi 1 bậc! Thực ra mấy bạn công nhân lắp ráp điện thoại ở Samsung lẽ ra chỉ cần học hết cấp 1-2 nghiêm chỉnh, họ đâu cần biết về lượng giác, vi phân, tích phân, giải tích. Như vậy, giáo dục bây giờ chỉ phí tiền vì lượng công nhân như nói trên mới chiếm đa số lực lượng lao động. Lẽ ra học hết cấp 2 rồi đi học trường nghề là có thể làm thợ tốt rồi. Dân VN bây giờ mang tiếng đã thanh toán nạn mù chữ, nhưng chắc chắn nhiều bạn học hết cấp 3 đọc viết tiếng Việt chưa sõi. Lý do chính của vấn nạn thừa thầy thiếu thợ hiện nay chính là quá dễ để có bằng cấp học vấn cao. Người ta có bằng cao thì tội gì đi làm thợ. Muốn tăng lượng thợ thì phải siết thi cử, để giảm số lượng "thầy". Lúc đó thầy mới ra thầy và thợ mới ra thợ, không dở dở ương ương như giờ.

Nhân cái tút trước có con bò đỏ vào húc chửi bọn Pháp ngu dân nên năm 45 VN có 95% dân số là mù chữ, mình thấy cần làm rõ con số này.

Đầu tiên phải thấy là lúc đó VNDCCH không hề có nguồn lực để điều tra xã hội để biết chính xác có 95% dân số mù chữ. Nói thẳng ra đó là 1 con số tuyên truyền, bịa đặt. Vậy con số thực là khoảng bao nhiêu?

Ở đây cần hiểu "biết chữ" tức là biết chữ quốc ngữ, không tính chữ Hán. Mà chữ quốc ngữ là do người Pháp dùng để đào tạo người Việt chứ không phải nó ở trên trời rơi xuống. Nó được sử dụng ở Nam Kỳ từ những ngày đầu mới bị xâm lược.

trích dẫn:
---------------
Đô đốc Dupré đã ra quyết định ngày 17/11/1874 về việc ban hành quy chế và cải tổ lại hoàn toàn hệ thống giáo dục. Đây là bản quy chế đầu tiên. Với bản quy chế này chính quyền Pháp cấm các trường tư mở cửa nếu không được phép của chính quyền. Đồng thời qua quyết định này, giáo dục ở Nam kỳ hoàn toàn miễn phí và tự do.

Đến đầu thế kỷ 20, vào năm 1898, Toàn quyền Doumer đã cho thành lập trường Viễn Đông Bác cổ, với mục đích là chuẩn bị cho cuộc cải cách giáo dục trong thời gian tới nhằm mục đích làm thay đổi suy nghĩ của người Việt đối với giáo dục Pháp.

Kế nhiệm Doumer, toàn quyền Paul Beau (1902- 1906) đã tiến hành một chính sách giáo dục mới. Nền giáo dục của Việt Nam trong thời gian này đã có một bước tiến bộ đáng kể. Chính sách giáo dục của Paul Beau tập trung vào 6 nhiệm vụ sau(4): 1) tăng lương cho giáo viên, 2) tạo điều kiện cho các giáo viên trường tư có cơ hội được giảng dạy trong các trường công lập, 3) mở các trường sư phạm và mở 1 khoa sư phạm trong trường Đại học Hà Nội, 4) xuất bản các sách giáo khoa viết bằng tiếng Pháp, chữ quốc ngữ và chứ Hán, 5) thành lập Ủy ban Hoàn thiện nền Giáo dục bản địa, 6) tổ chức tốt hơn các kỳ thi. Chính sách giáo dục này trước tiên được áp dụng ở Bắc kỳ và Trung kỳ, rồi sau mới phổ biến ở Nam kỳ kể từ năm 1909 trở đi. Cũng trong năm này, Paul Beau đã mở trường Đại học đầu tiên ở Hà nội, đó là trường Đại học Đông Dương, có nhiệm vụ giúp giai cấp thượng lưu bản xứ làm quen với tư tưởng Pháp.

Kể từ thời Toàn quyền Klobukowsky (nhiệm kỳ 1908-1910), chế độ quản lý của người Pháp chú trọng đến chính sách giáo dục theo chiều rộng, tức là hạn chế giáo dục Cao đẳng và Đại học, và chỉ chú trọng phát triển giáo dục tiểu học và đào tạo kỹ thuật. Dưới thời Albert Sarraut (1911 – 1919) nền học vấn ở Việt Nam được tổ chức lại như sau: Sarraut đã cho bãi bỏ kỳ thi hương ở Bắc kỳ vào năm 1915 và ở Trung kỳ vào năm 1918, thay vào đó bằng một sự phổ biến chương trình học bằng tiếng Pháp. Trường trung học ở Hà Nội được mở cho học sinh người Việt, và Đại học Hà Nội hoạt động lại kể từ năm 1917.

Chính sách giáo dục của Albert Sarraut đánh dấu bằng sự ra đời của Bộ “Học chính tổng quy”. Bộ Học chính tổng quy ra đời vào ngày 21/12/1917 được ban hành và áp dụng cho cả nước. Bộ Học chính tổng quy bao gồm 7 chương với 558 điều, hệ thống trường lớp được phân thành 2 loại: giáo dục phổ thông và giáo dục nghề [5].

Đến lượt mình, Toàn quyền Alexandre Varenne (nhiệm kỳ 1925-1928) đã cố gắng phục hồi các trường học ở các xã và điều chỉnh chương trình học cho phù hợp với từng dân tộc và ngôn ngữ. Varenne cũng tập trung vào việc nâng cao khả năng giảng dạy của giáo viên, đồng thời cố gắng thu hút các giáo viên giỏi hơn đến từ Pháp và tăng lương cho giáo viên. Varenne dành nhiều chỗ hơn cho việc dạy và học chữ Hán.

Ở Nam Kỳ, giáo dục sơ cấp được coi là bắt buộc kể từ năm 1927.

Vào năm 1930(6), trong 1.419 xã thuộc Nam Kỳ, có 1.591 trường công lập với 250 giáo viên người Pháp và 3.800 giáo viên người Việt, và tháng 6 năm 1930 có 138.330 học sinh ghi danh học. Về khối tư thục, cũng trong năm 1930, số học sinh ghi danh học tại các trường tư thục là 32.543, như vậy tổng số học sinh ghi danh học tại các trường công lập và tư thục là 170.873 học sinh. Trong khi đó, số liệu thống kê cho thấy năm 1930 ở Nam kỳ có hơn 4 triệu dân.

Sau khi từ Pháp trở về, Hoàng đế Bảo Đại đã bắt đầu khôi phục lại tổ chức giáo dục ở Việt Nam, bằng cách đưa nền giáo dục ở Trung kỳ và Bắc kỳ ra khỏi sự quản lý của của người Pháp. Ngày 10/9/1932[7], Bảo Đại ban hành Dụ tái lập lại Bộ Quốc gia Giáo dục và giao cho Phạm Quỳnh giữ chức Bộ trưởng. Cuộc cải cách giáo dục do Bảo Đại tiến hành bắt đầu từ tháng 3/1933 đến tháng 6/1934 đánh dấu bằng sự chuyển quyền quản lý bậc giáo dục tiểu học từ tay người Pháp sang triều đình Huế. Các trường làng sẽ được thành lập, xây dựng từ nguồn kinh phí của làng xã. Lương bổng của giáo viên cũng do ngân sách làng xã chi trả. Người Pháp lúc này chỉ quản lý về mặt chuyên môn sư phạm.

Nhìn chung, tình hình giáo dục của Việt Nam, cụ thể là ở Nam kỳ từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược cho đến năm 1945 là một khoảng thời gian dài cho việc chuyển đổi một nền giáo dục truyền thống sang nền giáo dục của phương Tây. Người Pháp thực thi chủ trương phát triển giáo dục để mở mang dân trí cho người bản địa không ngoài mục đích cai trị và khai thác nguồn lợi ở thuộc địa. Tuy nhiên, với việc hủy bỏ hoàn toàn nền giáo dục truyền thống, với chữ Hán làm chủ đạo trong các trường, đến sự tiếp nhận một nền giáo dục mới, một nền giáo dục được xem là văn minh, hiện đại của phương tây, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển và tạo dựng một nền tảng cơ bản cho giáo dục Việt Nam hiện tại.

-------------------

Nguồn của TT lưu trữ quốc gia: http://luutruvn.com/…/ve-chinh-sach-giao-duc-cua-phap-o-v…/…

Lưu ý tới con số 170ng HS/4 triệu dân Nam Kỳ vào năm 1930. Tức là khoảng 4,3 % dân số là học sinh, coi như đã biết chữ. Có nghĩa là số lượng người biết chữ sẽ phải đông hơn nhiều, vì gồm cả những người đã học xong hoặc bỏ học sau khi biết chữ. Khó có thể dưới 20% dân số Nam Kỳ.

Vậy đến năm 1945 thì không thể chỉ có 5% dân số biết chữ được!

Lưu ý thêm là từ năm 1927 giáo dục sơ cấp là bắt buộc (miễn phí từ năm 1874). Trong khi đó, ngày 8/9/1945 Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp ra Sắc lệnh 20/SL cưỡng bách học chữ quốc ngữ không mất tiền. Tức là lặp lại việc mà thực dân Pháp đã làm từ năm 1927.

Vậy đảng ta tuyên truyền bao năm nay là thực dân Pháp ngu dân và chỉ có 5% dân số biết chữ là rất vô lý!

Năm 44 có 80% dân mù chữ, theo sử gia Lê Thành Khôi, năm 45 có nạn đói, chết dân mù chữ nhiều hơn dân có học, vì họ nghèo hơn. Nên năm 45 làm sao lại nhảy lên 95% dân mù chữ?

Đảng ta ăn gian ít nhất 15%! Mình dự 20-30% dân số biết chữ là chính xác.

Muốn hiểu sâu hơn thì cần đọc cả 2 phần trước, phần này chỉ bổ sung thêm thông tin.

Sau khi thôn tính Bắc Kỳ năm 1882, cùng với các hoạt động bình định quân sự và tổ chức lại tổ chức cai trị tại toàn Đông Dương, thực dân Pháp đã lập kế hoạch đào tạo người Việt để phục vụ cho các mục đích chính trị và kinh tế từ rất sớm. Năm 1885, đánh giá được tầm quan trọng của việc phổ cập việc giảng dạy tiếng Pháp tại các tỉnh Bắc Kỳ, Tướng Brière de l’Isle, chỉ huy quân đội viễn chính Pháp tại Bắc Kỳ đã ra quyết định tổ chức giáo dục bậc tiểu học tại Bắc Kỳ để tạo thuận lợi cho các quan hệ thương mại, đào tạo dân bản xứ đáp ứng nhu cầu của chính quyền bảo hộ trong thời gian ngắn nhất. Quyết định ngày 12 tháng 3 năm 1885 của Tướng Brière de l’Isle, chỉ huy quân đội viễn chính Pháp tại Bắc Kỳ văn bản pháp quy ra đời sớm nhất quy định về tổ chức giáo dục bậc tiểu học ở Bắc Kỳ của thực dân Pháp.
---------------------
Bắc Kỳ thì từ 1885 nhé. Toàn tư liệu chính thống của TT Lưu trữ
https://luutru.gov.vn/pho-cap-tieng-phap-o-bac-tieu-hoc-va-…



Dương Quốc Chính
Chia sẻ:
Post a Comment