Dân chủ kiểu Thái Lan
Có vẻ như Thái Lan sắp có hiến pháp mới thứ 20, đa số cử tri đi bỏ phiếu ủng hộ hiến pháp mới sau trưng cầu dân ý. HP mới của Thái cho phép phe QĐ chỉ định thủ tướng và các thượng nghị sỹ, dân không được bầu TTg nữa và không có đảng nào có thể nắm quyền lãnh đạo chính phủ.
Đây là bước thụt lùi cho nên dân chủ Thái nhưng là cần thiết để duy trì sự ổn định chính trị và để ngăn cản chủ nghĩa dân tuý lũng đoạn chính phủ. Đại diện cho phe dân tuý là anh em nhà Thaksin, họ thường giành đa số phiếu của dân, dưới cái mác dân chủ, thông qua cách mị dân, chẳng hạn như CP mua thóc gạo của dân với giá cao (nhưng bất hợp lý làm mất sức cạnh tranh khi xuất khẩu). Dân nghèo và ít hiểu biết thường đông hơn giới trung và thượng lưu nên các chính trị gia dân tuý thường thành công ở các nước có dân trí thấp.
Phe quân đội Thái vốn được hậu thuẫn bởi giới tinh hoa. Giới tinh hoa chính là giới thượng lưu, ở đa số các nước tư bản thì đây chính lại đại diện cho cánh hữu. Còn phe đối lập lại thường đại diện cho giới bình dân. Ở Mỹ, đó là đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ. Ở Thái, đó là phe QĐ và đảng Pheu Thai của gia tộc Shinawatra.
Nhiều người lầm tưởng cho là QĐ Thái giành chính quyền giống như QĐ Myanmar. Thực ra không phải thế. QĐ Thái được quốc vương Bhumibol Adulyadej ủng hộ nên mới tồn tại được. Vua Thái rất có uy tín đối với toàn dân cũng như các đảng phái chính trị Thái Lan. Nếu vua chấp thuận thì đó là chân lý và vua đương nhiên phải bảo vệ quyền lợi hoàng tộc và giới tinh hoa. Tuy vậy, quốc vương Thái cũng rất được lòng cả giới bình dân, vì vậy ông luôn là người phán quyết cuối cùng trong mọi tranh chấp chính trị tại Thái Lan, giống toà án hiến pháp ở 1 số nước. Vì vậy, bất ổn chính trị ở Thái chỉ thực sự xảy ra khi quốc vương chết đi mà không ai đủ uy tín để nối ngôi. Nếu ông còn sống thì QĐ sẽ dập tắt mọi bất ổn và bản chất đó là ý chỉ của nhà vua. Thà để giới tinh hoa độc tài còn hơn dân chủ kiểu bần nông.
Sự bất ổn chính trị ở Thái hay được dùng làm con ngáo ộp để AEQL VN doạ dân. Nếu dân không hiểu về chính trị Thái Lan thì sẽ tin là thật. Nhưng thực tế, bất ổn ở Thái không hề nguy hiểm như những gì người ta rêu rao.
----------------
Bổ sung thêm:
Mình thấy nhiều bạn DLV hỉ hả là Thái nó lại quay về độc tài rồi, khác gì CS đâu! Dân chủ làm sao nổi.
Nói thế là không hiểu gì về các chế độ xã hội. Thái đang theo chế độ quân chủ lập hiến, vua không có thực quyền và không hành pháp, vẫn có quốc hội (Thái có lưỡng viện giống Anh). Mình không rõ về lưỡng viện bên Thái nhưng khả năng là giống bên Anh, có thượng viện (nguyên là của tầng lớp tinh hoa, viện nguyên lão), và hạ viện (viện thứ dân). Người ta phân ra mỗi viện có quyền biểu quyết những gì, để cân bằng quyền lợi phe quý tộc tinh hoa và giới cần lao. HP mới của Thái tăng quyền cho giới tinh hoa, bây giờ là giới trung và thượng lưu, không nhất thiết là hoàng tộc như xưa.
Nếu thượng viện, tức phe tinh hoa, càng mạnh thì nền quân chủ lập hiến sẽ gần gần với nền quân chủ chuyên chế ngày xưa (không có nghị viện, vua vừa lập pháp vừa hành pháp). Có điều là vua vẫn không nắm quyền mà là thượng viện và thủ tướng nắm quyền (gần giống Cơ mật viện của triều Nguyễn nhưng số lượng đông hơn).
Như vậy, HP mới khiến cho Thái Lan hướng về nền quân chủ chuyên chế trước kia, chứ chả giống CS tý nào hết, thậm chí lại là phía đối nghịch với CS. Vì CS là cực tả, còn tinh hoa là cực hữu. CS là độc tài đảng trị, trên lý thuyết thì dựa trên quyền lợi cần lao (văn vẻ thì gọi là dân chủ nhân dân, tây nó gọi là toàn trị), còn cực hữu bảo vệ quyền lợi phe nhóm tinh hoa, giới chủ.
Còn đảng Pheu Thái dựa trên cái vỏ dân chủ nhưng bản chất là dân túy, dân túy phát triển đỉnh cao thì cũng thành CS. Cải cách ruộng đất thực ra là dân túy ở tầm quốc gia, đỉnh cao. Vì thế cần hiểu là chính quyền Thái hiện tại tuy gần với độc tài nhưng lại đối nghịch với CS, còn anh em nhà Thaksin tuy là dân chủ nhưng lại gần với dân chủ nhân dân, tức CS. Nhiều người VN lại hiểu ngược lại!
Dương Quốc Chính, 08/08/2016
https://www.facebook.com/100004289162781/posts/667691803383786/?d=n
Đây là bước thụt lùi cho nên dân chủ Thái nhưng là cần thiết để duy trì sự ổn định chính trị và để ngăn cản chủ nghĩa dân tuý lũng đoạn chính phủ. Đại diện cho phe dân tuý là anh em nhà Thaksin, họ thường giành đa số phiếu của dân, dưới cái mác dân chủ, thông qua cách mị dân, chẳng hạn như CP mua thóc gạo của dân với giá cao (nhưng bất hợp lý làm mất sức cạnh tranh khi xuất khẩu). Dân nghèo và ít hiểu biết thường đông hơn giới trung và thượng lưu nên các chính trị gia dân tuý thường thành công ở các nước có dân trí thấp.
Phe quân đội Thái vốn được hậu thuẫn bởi giới tinh hoa. Giới tinh hoa chính là giới thượng lưu, ở đa số các nước tư bản thì đây chính lại đại diện cho cánh hữu. Còn phe đối lập lại thường đại diện cho giới bình dân. Ở Mỹ, đó là đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ. Ở Thái, đó là phe QĐ và đảng Pheu Thai của gia tộc Shinawatra.
Nhiều người lầm tưởng cho là QĐ Thái giành chính quyền giống như QĐ Myanmar. Thực ra không phải thế. QĐ Thái được quốc vương Bhumibol Adulyadej ủng hộ nên mới tồn tại được. Vua Thái rất có uy tín đối với toàn dân cũng như các đảng phái chính trị Thái Lan. Nếu vua chấp thuận thì đó là chân lý và vua đương nhiên phải bảo vệ quyền lợi hoàng tộc và giới tinh hoa. Tuy vậy, quốc vương Thái cũng rất được lòng cả giới bình dân, vì vậy ông luôn là người phán quyết cuối cùng trong mọi tranh chấp chính trị tại Thái Lan, giống toà án hiến pháp ở 1 số nước. Vì vậy, bất ổn chính trị ở Thái chỉ thực sự xảy ra khi quốc vương chết đi mà không ai đủ uy tín để nối ngôi. Nếu ông còn sống thì QĐ sẽ dập tắt mọi bất ổn và bản chất đó là ý chỉ của nhà vua. Thà để giới tinh hoa độc tài còn hơn dân chủ kiểu bần nông.
Sự bất ổn chính trị ở Thái hay được dùng làm con ngáo ộp để AEQL VN doạ dân. Nếu dân không hiểu về chính trị Thái Lan thì sẽ tin là thật. Nhưng thực tế, bất ổn ở Thái không hề nguy hiểm như những gì người ta rêu rao.
----------------
Bổ sung thêm:
Mình thấy nhiều bạn DLV hỉ hả là Thái nó lại quay về độc tài rồi, khác gì CS đâu! Dân chủ làm sao nổi.
Nói thế là không hiểu gì về các chế độ xã hội. Thái đang theo chế độ quân chủ lập hiến, vua không có thực quyền và không hành pháp, vẫn có quốc hội (Thái có lưỡng viện giống Anh). Mình không rõ về lưỡng viện bên Thái nhưng khả năng là giống bên Anh, có thượng viện (nguyên là của tầng lớp tinh hoa, viện nguyên lão), và hạ viện (viện thứ dân). Người ta phân ra mỗi viện có quyền biểu quyết những gì, để cân bằng quyền lợi phe quý tộc tinh hoa và giới cần lao. HP mới của Thái tăng quyền cho giới tinh hoa, bây giờ là giới trung và thượng lưu, không nhất thiết là hoàng tộc như xưa.
Nếu thượng viện, tức phe tinh hoa, càng mạnh thì nền quân chủ lập hiến sẽ gần gần với nền quân chủ chuyên chế ngày xưa (không có nghị viện, vua vừa lập pháp vừa hành pháp). Có điều là vua vẫn không nắm quyền mà là thượng viện và thủ tướng nắm quyền (gần giống Cơ mật viện của triều Nguyễn nhưng số lượng đông hơn).
Như vậy, HP mới khiến cho Thái Lan hướng về nền quân chủ chuyên chế trước kia, chứ chả giống CS tý nào hết, thậm chí lại là phía đối nghịch với CS. Vì CS là cực tả, còn tinh hoa là cực hữu. CS là độc tài đảng trị, trên lý thuyết thì dựa trên quyền lợi cần lao (văn vẻ thì gọi là dân chủ nhân dân, tây nó gọi là toàn trị), còn cực hữu bảo vệ quyền lợi phe nhóm tinh hoa, giới chủ.
Còn đảng Pheu Thái dựa trên cái vỏ dân chủ nhưng bản chất là dân túy, dân túy phát triển đỉnh cao thì cũng thành CS. Cải cách ruộng đất thực ra là dân túy ở tầm quốc gia, đỉnh cao. Vì thế cần hiểu là chính quyền Thái hiện tại tuy gần với độc tài nhưng lại đối nghịch với CS, còn anh em nhà Thaksin tuy là dân chủ nhưng lại gần với dân chủ nhân dân, tức CS. Nhiều người VN lại hiểu ngược lại!
Dương Quốc Chính, 08/08/2016
https://www.facebook.com/100004289162781/posts/667691803383786/?d=n