Du lịch Campuchia
3:23 AM
Nước Campuchia
Mình ngại chen lấn xô đẩy nên các dịp lễ thường không dám đến các điểm du lịch đông khách ở VN. Lần này mình chọn Campuchia. Tuyến du lịch chính ở Cam là Siêm Riệp với Angcor Wat. Nhưng tuyến đó không hợp với trẻ con do phải đi bộ quá xa. Mình chọn tuyến PhnomPenh, Sihanoukville, cao nguyên Bokor.
Dân Campuchia tiêu tiền đô Mỹ thoải mái, nhưng đồng nhỏ nhất là 1$, tiền lẻ họ sẽ trả bằng tiền Cam (HKR). 1 cái kem giá 1$, đắt gấp 2 lần ở VN. Nhìn chung, giá tiêu dùng ở Cam từ bằng đến gấp 2 ở Vn, nên chi tiêu ở đây không tốn kém lắm. Hàng tiêu dùng ở Cam đa phần là nhập từ Thái, hàng Tàu rất ít, khoản này hơn đứt VN. Vì hàng Thái thường tốt hơn hàng TQ. 1 cái áo phông loại tốt của Thái giá 12$, quần short 8$, không biết bên Thái thì bao nhiêu?
Thuế bên này thấp nên dân Cam toàn chạy xe Lexus, thậm chí cả loại 570 to tướng. Xe cỏ như Kia Morning, Spark, Kia Forte...rất hiếm, hầu hết là xe Toyota.
Đường sá bên Cam nhìn chung không bằng ở VN, nhưng văn hóa giao thông của dân PhnomPenh hơn 100 lần HN hay SG. Tuyệt nhiên họ không có tiếng còi xe, tài xế thì lịch sự nhường đường cho người đi bộ, kể cả tài xế xe tuk tuk (kiểu xe lam ở VN).
Xe tuk tuk khá hay, tiết kiệm chi phí, giá 1 chiếc từ 3500-4500$. Mỗi xe chở được từ 3-5 người tùy loại, thế là năng lực chở khách là ngang 1 chiếc ô tô 5 chỗ, nhưng chỉ chiếm diện tích mặt đường bằng 1/2-2/3 xe ô tô 5 chỗ. Xe tuk tuk ở đây có cả loại công nghệ như Grab và PassApp. Tuk tuk công nghệ thì thường đẹp và mới hơn tuk tuk truyền thống. Anh em tài tuk tuk truyền thống cũng chặt chém khách y như xe ôm VN. Thường họ nói thách gấp 2-3 lần giá xe công nghệ. Thế nhưng dân Cam khá lành, mình chìa điện thoại cho họ xem giá Grab thì mặt họ ỉu xìu và chấp nhận hạ giá!
Xe này cũng khá phổ biến ở Thái Lan bên cạnh taxi và xe ôm. Không hiểu sao VN lại không cho du nhập xe tuk tuk này cho dù dân VN cũng nghèo? Có lẽ vì tuk tuk không được an toàn như taxi, nhưng đổi lại giá rẻ hơn nhiều.
PhnomPenh có bộ mặt đô thị gần giống SG khoảng 15 năm trước, đặc biệt là kiểu kiến trúc từ thời Mỹ và Pháp còn sót lại. Tất nhiên công trình nào xây kiểu truyền thống thì khác hẳn. Điểm du lịch đáng giá ở đây mình cho là chỉ có mỗi cái hoàng cung và nhà tù Toul Sleng, ai quan tâm đến lịch sử mới thích, đây là dấu tích duy nhất còn lại ở PhnomPenh của Khmer đỏ.
Mình ra chợ trung tâm ở PhnomPenh thấy chợ khá đẹp, độc đáo, hiện đại, dù xây từ thời Pháp. Mình cho là đẹp hơn chợ Đồng Xuân và Bến Thành, có thể không cổ bằng. Người bán hàng ở đây khá thân thiện, mặc cả, lục hàng thoải mái mà không lo bị đốt vía hay chửi. Chủ hàng nói thách cũng lung tung, tùy chủ. Có hàng vợ mình mặc cả còn 1/3, nhưng có hàng chỉ mặc cả được 1/10!
Ở PhnomPenh, thủ tướng Hun Sen có cái biệt thự to như cung điện nhìn ra cái quảng trường Độc lập. Bên cạnh là nhà con trai ông, tuổi trẻ tài cao! Cu này mới 3x, học quân sự ở West Point về, hình như đã được gắn tên lửa vào đít, đang làm Tổng tham mưu trưởng! Vợ con ông đều làm các chức vụ quan trọng trong chính quyền. Hun Sen giàu và độc tài lộ liễu hơn cả đại ca 3x.
Sihanoukville là hải cảng duy nhất ở Cam, là nơi mà phía VNDCCH trung chuyển vũ khí rồi vác bộ xâm nhập VNCH. Hồi đó vua Sihanouk cắt phế đâu đó 10 ăn 2, tức là cứ 10 khẩu AK thì để lại 2-3 khẩu. Đây mới là con đường vận chuyển vũ khí, hàng hóa thuận tiện, an toàn nhất vào Nam chứ không phải đường Trường Sơn. Vì thế mà Mỹ quyết định hậu thuẫn Lon Nol đảo chính Sihanouk lập nên CH Campuchia.
Sihanoukville mới chỉ phát triển được trong vòng chục năm nay. Nhưng trong vòng 2-3 năm gần đây Sihanoukville bùng nổ xây dựng các cao ốc, đa phần là KS và resort, giống hệt Phú Quốc. Đa phần các dự án là do người TQ đầu tư, nhà thầu cũng của TQ luôn. Nhiều người cho là tương lai đặc khu Phú Quốc và Vân Đồn cũng sẽ như vậy. Nhưng mình cho là sự liên tưởng đó không giống lắm. Vì Phú Quốc và Vân Đồn hiện tại vẫn chủ yếu do các nhà đầu tư VN. Còn ở Sihanoukville thì chỉ có 1 đại gia người Cam nhưng có cả quốc tịch VN (là người VN 100%). Anh này tên là Sok Kong.
Sok Kong có bố mẹ là người Việt nhưng sống ở Cam và có song tịch. Anh này chắc giống anh Vượng của VN, đi lên từ nghề làm lốp xe, dép râu, buôn bán xăng dầu rồi gần đây là BĐS và chuỗi KS cao cấp Sokha hotel. Có lẽ vì có gốc Việt nên Sok Kong được tạo điều kiện để làm ăn, còn được vua Sihanouk phong là công tước. Anh này giờ thầu khai thác luôn cả Angco Wat, kiếm được rất nhiều tiền từ đây.
Điều làm mình bất ngờ là bãi biển ở Sihanoukville rất đẹp vào sạch, cát trắng, min tinh như bột mì, không có sỏi, hà như biển ở Bắc VN. Nước biển trong vắt. Mình tắm biển ở đảo Koh Rong Saloem, đi tàu cao tốc ra, bên cạnh còn có 1 đảo nữa là Koh Rong.
Bãi tắm ở đây là 1 cái vịnh nên bãi biển rất êm và thoải. Cách mép nước 100m mà nước mới tới bụng. Đặc biệt, bãi biển ở Sihanoukville và cả ở đảo KHÔNG CÓ 1 CỌNG RÁC. Người dân quét lá cây liên tục, tuyệt nhiên không có túi nilon, đồ hộp... trôi nổi. Dịch vụ ở đây mới ở mức cơ bản, có 1 số resort nhỏ, chưa có nhiều chỗ ăn chơi nhảy múa. Nhưng nếu ai muốn có 1 kỳ nghỉ dưỡng yên tĩnh thì đây là điểm lý tưởng. Có lẽ vì vậy mà ở đảo này Tây chiếm đa số.
Cao nguyên Bokor do người Pháp tìm ra, làm nơi nghỉ mát như Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo. Ở đây có khí hậu mát, nhưng chưa mát bằng Đà Lạt. Du lịch ở đây mới ở mức sơ khai, chưa có dịch vụ gì đáng kể, chắc phải dăm năm nữa mới có chỗ ăn chơi. Bây giờ mới có mỗi cái KS Sokha khách vắng teo, toàn người Việt. Người Việt gọi chỗ này là núi Tà Lơn. Đây là vùng "đất thánh" của đạo Cao Đài, Hòa Hảo. Thấy bảo mấy ông giáo chủ đều từng tu ở trên núi này. Thời Pháp thuộc nó còn hoang vu lắm. Trên đỉnh núi có 1 ngôi chùa cổ, rêu màu ĐỎ rất lạ. Ở đây có thể phóng tầm mắt ra biển để nhìn thấy đảo Phú Quốc vào những ngày trời trong xanh.
Ở cả 3 điểm du lịch này đặc sản thấy rõ nhất là các sòng bài. Bên này có quá nhiều sòng bài, mình không ham hố thể loại này nên không tìm hiểu. Có lẽ Thái Lan có đặc sản du lịch tình dục thì Cam có du lịch đánh bạc. Hầu như các KS lớn đều có sòng bài ở trong.
Trong toàn tuyến du lịch này mình cho là đáng giá nhất là biển Sihanoukville. Mọi người có thể chỉ cần đến đó, khỏi cần tour, coi như đi nghỉ ở Phú Quốc hay Vũng Tàu, Đà Nẵng. Sihanoukville đã có sân bay, không rõ có bay thẳng tới HN và SG chưa?
Link ảnh minh họa đầy đủ
Dân Campuchia tiêu tiền đô Mỹ thoải mái, nhưng đồng nhỏ nhất là 1$, tiền lẻ họ sẽ trả bằng tiền Cam (HKR). 1 cái kem giá 1$, đắt gấp 2 lần ở VN. Nhìn chung, giá tiêu dùng ở Cam từ bằng đến gấp 2 ở Vn, nên chi tiêu ở đây không tốn kém lắm. Hàng tiêu dùng ở Cam đa phần là nhập từ Thái, hàng Tàu rất ít, khoản này hơn đứt VN. Vì hàng Thái thường tốt hơn hàng TQ. 1 cái áo phông loại tốt của Thái giá 12$, quần short 8$, không biết bên Thái thì bao nhiêu?
Thuế bên này thấp nên dân Cam toàn chạy xe Lexus, thậm chí cả loại 570 to tướng. Xe cỏ như Kia Morning, Spark, Kia Forte...rất hiếm, hầu hết là xe Toyota.
Đường sá bên Cam nhìn chung không bằng ở VN, nhưng văn hóa giao thông của dân PhnomPenh hơn 100 lần HN hay SG. Tuyệt nhiên họ không có tiếng còi xe, tài xế thì lịch sự nhường đường cho người đi bộ, kể cả tài xế xe tuk tuk (kiểu xe lam ở VN).
Xe tuk tuk khá hay, tiết kiệm chi phí, giá 1 chiếc từ 3500-4500$. Mỗi xe chở được từ 3-5 người tùy loại, thế là năng lực chở khách là ngang 1 chiếc ô tô 5 chỗ, nhưng chỉ chiếm diện tích mặt đường bằng 1/2-2/3 xe ô tô 5 chỗ. Xe tuk tuk ở đây có cả loại công nghệ như Grab và PassApp. Tuk tuk công nghệ thì thường đẹp và mới hơn tuk tuk truyền thống. Anh em tài tuk tuk truyền thống cũng chặt chém khách y như xe ôm VN. Thường họ nói thách gấp 2-3 lần giá xe công nghệ. Thế nhưng dân Cam khá lành, mình chìa điện thoại cho họ xem giá Grab thì mặt họ ỉu xìu và chấp nhận hạ giá!
Xe này cũng khá phổ biến ở Thái Lan bên cạnh taxi và xe ôm. Không hiểu sao VN lại không cho du nhập xe tuk tuk này cho dù dân VN cũng nghèo? Có lẽ vì tuk tuk không được an toàn như taxi, nhưng đổi lại giá rẻ hơn nhiều.
PhnomPenh có bộ mặt đô thị gần giống SG khoảng 15 năm trước, đặc biệt là kiểu kiến trúc từ thời Mỹ và Pháp còn sót lại. Tất nhiên công trình nào xây kiểu truyền thống thì khác hẳn. Điểm du lịch đáng giá ở đây mình cho là chỉ có mỗi cái hoàng cung và nhà tù Toul Sleng, ai quan tâm đến lịch sử mới thích, đây là dấu tích duy nhất còn lại ở PhnomPenh của Khmer đỏ.
Mình ra chợ trung tâm ở PhnomPenh thấy chợ khá đẹp, độc đáo, hiện đại, dù xây từ thời Pháp. Mình cho là đẹp hơn chợ Đồng Xuân và Bến Thành, có thể không cổ bằng. Người bán hàng ở đây khá thân thiện, mặc cả, lục hàng thoải mái mà không lo bị đốt vía hay chửi. Chủ hàng nói thách cũng lung tung, tùy chủ. Có hàng vợ mình mặc cả còn 1/3, nhưng có hàng chỉ mặc cả được 1/10!
Ở PhnomPenh, thủ tướng Hun Sen có cái biệt thự to như cung điện nhìn ra cái quảng trường Độc lập. Bên cạnh là nhà con trai ông, tuổi trẻ tài cao! Cu này mới 3x, học quân sự ở West Point về, hình như đã được gắn tên lửa vào đít, đang làm Tổng tham mưu trưởng! Vợ con ông đều làm các chức vụ quan trọng trong chính quyền. Hun Sen giàu và độc tài lộ liễu hơn cả đại ca 3x.
Sihanoukville là hải cảng duy nhất ở Cam, là nơi mà phía VNDCCH trung chuyển vũ khí rồi vác bộ xâm nhập VNCH. Hồi đó vua Sihanouk cắt phế đâu đó 10 ăn 2, tức là cứ 10 khẩu AK thì để lại 2-3 khẩu. Đây mới là con đường vận chuyển vũ khí, hàng hóa thuận tiện, an toàn nhất vào Nam chứ không phải đường Trường Sơn. Vì thế mà Mỹ quyết định hậu thuẫn Lon Nol đảo chính Sihanouk lập nên CH Campuchia.
Sihanoukville mới chỉ phát triển được trong vòng chục năm nay. Nhưng trong vòng 2-3 năm gần đây Sihanoukville bùng nổ xây dựng các cao ốc, đa phần là KS và resort, giống hệt Phú Quốc. Đa phần các dự án là do người TQ đầu tư, nhà thầu cũng của TQ luôn. Nhiều người cho là tương lai đặc khu Phú Quốc và Vân Đồn cũng sẽ như vậy. Nhưng mình cho là sự liên tưởng đó không giống lắm. Vì Phú Quốc và Vân Đồn hiện tại vẫn chủ yếu do các nhà đầu tư VN. Còn ở Sihanoukville thì chỉ có 1 đại gia người Cam nhưng có cả quốc tịch VN (là người VN 100%). Anh này tên là Sok Kong.
Sok Kong có bố mẹ là người Việt nhưng sống ở Cam và có song tịch. Anh này chắc giống anh Vượng của VN, đi lên từ nghề làm lốp xe, dép râu, buôn bán xăng dầu rồi gần đây là BĐS và chuỗi KS cao cấp Sokha hotel. Có lẽ vì có gốc Việt nên Sok Kong được tạo điều kiện để làm ăn, còn được vua Sihanouk phong là công tước. Anh này giờ thầu khai thác luôn cả Angco Wat, kiếm được rất nhiều tiền từ đây.
Điều làm mình bất ngờ là bãi biển ở Sihanoukville rất đẹp vào sạch, cát trắng, min tinh như bột mì, không có sỏi, hà như biển ở Bắc VN. Nước biển trong vắt. Mình tắm biển ở đảo Koh Rong Saloem, đi tàu cao tốc ra, bên cạnh còn có 1 đảo nữa là Koh Rong.
Bãi tắm ở đây là 1 cái vịnh nên bãi biển rất êm và thoải. Cách mép nước 100m mà nước mới tới bụng. Đặc biệt, bãi biển ở Sihanoukville và cả ở đảo KHÔNG CÓ 1 CỌNG RÁC. Người dân quét lá cây liên tục, tuyệt nhiên không có túi nilon, đồ hộp... trôi nổi. Dịch vụ ở đây mới ở mức cơ bản, có 1 số resort nhỏ, chưa có nhiều chỗ ăn chơi nhảy múa. Nhưng nếu ai muốn có 1 kỳ nghỉ dưỡng yên tĩnh thì đây là điểm lý tưởng. Có lẽ vì vậy mà ở đảo này Tây chiếm đa số.
Cao nguyên Bokor do người Pháp tìm ra, làm nơi nghỉ mát như Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo. Ở đây có khí hậu mát, nhưng chưa mát bằng Đà Lạt. Du lịch ở đây mới ở mức sơ khai, chưa có dịch vụ gì đáng kể, chắc phải dăm năm nữa mới có chỗ ăn chơi. Bây giờ mới có mỗi cái KS Sokha khách vắng teo, toàn người Việt. Người Việt gọi chỗ này là núi Tà Lơn. Đây là vùng "đất thánh" của đạo Cao Đài, Hòa Hảo. Thấy bảo mấy ông giáo chủ đều từng tu ở trên núi này. Thời Pháp thuộc nó còn hoang vu lắm. Trên đỉnh núi có 1 ngôi chùa cổ, rêu màu ĐỎ rất lạ. Ở đây có thể phóng tầm mắt ra biển để nhìn thấy đảo Phú Quốc vào những ngày trời trong xanh.
Ở cả 3 điểm du lịch này đặc sản thấy rõ nhất là các sòng bài. Bên này có quá nhiều sòng bài, mình không ham hố thể loại này nên không tìm hiểu. Có lẽ Thái Lan có đặc sản du lịch tình dục thì Cam có du lịch đánh bạc. Hầu như các KS lớn đều có sòng bài ở trong.
Trong toàn tuyến du lịch này mình cho là đáng giá nhất là biển Sihanoukville. Mọi người có thể chỉ cần đến đó, khỏi cần tour, coi như đi nghỉ ở Phú Quốc hay Vũng Tàu, Đà Nẵng. Sihanoukville đã có sân bay, không rõ có bay thẳng tới HN và SG chưa?
Link ảnh minh họa đầy đủ
Dương Quốc Chính, stt FB