Wednesday, December 12, 2018

Biểu tình ở Pháp

Mấy hôm rồi biểu tình ở Pháp nhiều quá, thông tin từ báo chí CM khá là nhiễu loạn, nói chung là vẫn có xu hướng đe dọa dân VN khi nói về bạo động "Chúng mày thấy chưa, bọn DC nó biểu tình hỗn loạn chưa, tan nát hết. Ở VN an toàn, còn đòi gì nữa?"

2 bức ảnh đính kèm, 1 của anh em DLV bò đỏ, 1 của báo CM, nhưng chứng tỏ chưa có sự thống nhất để tuyên truyền. Đọc 2 cái tít thấy bọn vô lại có vẻ thích CS, muốn được giống VN?!




Vậy bản chất vụ này là gì?

Pháp là nước tả nhất Tây Âu, từ trước năm 45, phong trào CS ở Pháp rất mạnh, phong trào cánh tả cũng vậy. Đảng Xã hội (cánh tả) Pháp là 1 đảng lớn mà ông Nguyễn Tất Thành (HCM) từng tham gia. Ông cũng là người đồng sáng lập đảng CS Pháp. Rất nhiều lãnh tụ CS VN sau này đã ra nhập đảng CS Pháp trước đó, như các ông Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo...

Sau khi thế chiến 2 kết thúc, có thời điểm Pháp suýt nữa bị biến thành 1 nước CS, rơi vào ảnh hưởng của LX, như Đông Âu. Nhưng vì viện trợ Marshall của Mỹ mà Pháp thoát khỏi vòng CS.

Nhưng sau đó, chính là giai đoạn 9 năm kháng chiến ở VN, đã nhiều lần liên minh cánh tả (đảng CS và đảng Xã hội) nắm chính quyền ở Pháp (lúc đó tướng De Gaulle đã từ chức TT).

Kể từ đó, Pháp là nước phương Tây gần gũi với cánh tả và CS nhất, có thể còn gần gũi hơn các nước Bắc Âu. Vì thế mà trong chiến tranh VN, Pháp là nước phương Tây duy nhất có quan hệ ngoại giao với cả 2 miền VN. Sau năm 75, VK Mỹ phải gửi quà cho người thân về VN qua Pháp.

Dài dòng thế để mọi người thấy là Pháp là 1 nước có lịch sử cánh tả, thân CS nhất Tây Âu. Vì lẽ đó, theo đặc điểm của các nước cánh tả, Pháp là 1 quốc gia có phúc lợi xã hội cao, bộ máy nhà nước cồng kềnh và quan trọng nhất là người dân có tư tưởng thiên tả rất nặng kiểu bình đẳng, bác ái.

Bắc Âu cũng là các quốc gia cánh tả, nhà nước phúc lợi, nhưng dân cư thuần nhất, văn minh và tự do kinh tế, tăng trưởng cao và thuế cao.

Trong khi đó, Pháp lại có cư dân hỗn tạp, đa chủng tộc, nhiều người da đen, kém văn minh, lười lao động, chính phủ thiên tả. Dẫn đến kinh tế tăng trưởng kém, trong khi thuế lại rất cao để bù cho gánh nặng phúc lợi cao.

Hiện nay, Pháp có tốc độ tăng trưởng 1,8%, tỷ lệ thất nghiệp là 9%.

Pháp, cũng giống như những nước phương Tây khác có khoảng cách chênh lệch giàu nghèo sâu sắc. 20% dân số có thu nhập cao nhất kiếm được gấp gần 5 lần so với 20% dân số có mức thu nhập thấp nhất.

1% người giàu nhất của Pháp nắm giữ 20% của cải. Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân hàng tháng của người dân Pháp chỉ khoảng 1.700 euro hoặc 1.930 euro. Điều đó tức là hơn 1 nửa số người lao động Pháp thậm chí chỉ được trả số tiền thấp hơn cả mức trung bình này.

Pháp có một trong những hệ thống an sinh xã hội "hào phóng" nhất thế giới với hơn 1/3 GDP dành cho các chi phí phúc lợi xã hội, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Âu.

Năm 2016, Pháp đã chi 715 tỷ euro cho các dịch vụ chăm sóc y tế, trợ cấp gia đình, thất nghiệp và nhiều dịch vụ khác. Tuy nhiên, mọi thứ đều có cái giá của nó và để có được sự hỗ trợ này, người lao động Pháp cũng phải chi trả mức thuế thuộc hàng cao nhất ở châu Âu.

Với các vấn đề nội tại như vậy thì việc bùng phát biểu tình và bạo động là khó tránh khỏi.

Vấn đề khủng hoảng này nguyên nhân sâu xa là từ lịch sử, như đã nói trên, tổng thống đương nhiệm Macron chỉ là người đổ thêm dầu vào lửa. Anh này thực ra theo phái trung dung, không tả không hữu, đã là cách mạng so với truyền thống cánh tả của Pháp. Có lẽ vì vậy mà ông được bầu. Nhưng khi làm TT, Macron lại không làm được như những gì đã cam kết với cử tri, lại giảm thuế cho người giàu và tăng thuế môi trường, khiến cho tầng lớp trung lưu và nghèo rơi vào cảnh khốn cùng. Họ chính là thành phần tham gia biểu tình.

Nhưng éo le thay, người biểu tình Pháp lại muốn giảm thuế và tăng trợ cấp lương hưu, làm khó cho nhà cầm quyền.

Tóm lại, theo mình, biểu tình là cần thiết để cho chính quyền Pháp phải thay đổi sang hướng hữu hóa nền kinh tế, giảm thuế, tạo thêm công ăn việc làm. Nhưng người dân Pháp lại nhiễm nặng tư tưởng cánh tả, nên việc này là rất khó cho chính quyền.

Như stt trước mình đã viết, với sự chênh lệch giàu nghèo lớn mà CP lại thay vì tạo điều kiện để giới trung lưu phát triển, lại đi phân phối lại lợi ích theo kiểu nhà nước phúc lợi, thì không tốt cho tăng trưởng kinh tế. Đây là bài toán khó cho chính quyền Pháp hiện tại.


Dương Quốc Chính, stt FB
Chia sẻ:
Post a Comment