Vì sao Trung Quốc tăng trưởng kinh tế và tương lai Trung Quốc?
8:14 PM
Hậu CS
Khoa học chính trị
Nước Trung Quốc
Hôm nay có 1 bạn hỏi mình câu này và đây chắc cũng là câu hỏi của rất nhiều người. Theo lẽ thường thì chế độ CS với kinh tế kế hoạch đã phải sụp đổ như Đông Âu và LX rồi. Mình đã trả lời ở cmt nhưng thấy cần thiết phải bổ sung thêm vài chi tiết và chuyển thành stt vì vấn đề này cũng lý giải được tương lai của TQ và VN.
Trong giai đoạn lãnh đạo bởi Mao Trạch Đông, kinh tế TQ không phát triển được như Đông Âu, vì Mao quá tả khuynh, duy ý chí, lại có mâu thuẫn với LX và Đông Âu, nên nền kinh tế chậm phát triển và bị kìm hãm quá nhiều. Vì thế nên dư địa phát triển của kinh tế TQ là quá lớn. Hơn nữa, người TQ vốn có năng khiếu về kinh doanh. Hoa kiều ở nước nào cũng là những doanh nhân giỏi.
Đến khi TQ bắt tay với Mỹ, vào năm 1972, họ học hỏi được từ người Mỹ rất nhiều để sớm nhận thức được nguy cơ sụp đổ nền kinh tế, nếu vẫn duy trì kinh tế kế hoạch. Trong khi đó, LX và Đông Âu vì đang có chiến tranh lạnh với phương Tây nên cứng nhắc trong quản lý kinh tế, đến khi Gorbachev nhận thức được là cần thay đổi thì đã quá muộn. Cải cách kiểu Gorbachev giống như xạ trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, khiến bệnh nhân chết nhanh hơn.
TQ bắt đầu cải cách kinh tế từ năm 78, sau khi Mao chết. Đặng Tiểu Bình là KTS của đổi mới, ông mời cả kinh tế gia nổi tiếng của trường phái Chicago, Milton Friedman, sang TQ cố vấn cho mình về cải cách kinh tế theo hướng hữu hóa.
Biến cố Thiên An Môn cũng khiến cho dân TQ phục tùng tối đa những cải cách của họ Đặng và là dấu chấm hết cho con đường cải cách kinh tế đi đôi với cải cách dân chủ của 2 TBT Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương. Kể từ đó, TQ theo con đường siết chặt dân chủ và tư tưởng nhưng cởi mở kinh tế từng bước.
Kết quả là TQ có 40 năm tăng trưởng kinh tế thần kỳ, trung bình khoảng 9,5%, hơn cả các con rồng châu Á trước đó (chỉ có tốc độ tăng trưởng khoảng 7%/năm).
TQ có lợi thế nhân công đông và chấp nhận bị bóc lột. Nên TQ tập trung vào phát triển kinh tế lắp ráp, cần nhân công đông, giá rẻ và kỷ luật cao. TQ trở thành công xưởng của thế giới. Đó là con đường mà Nhật, Hàn, Đài cũng từng đi qua để phát triển kinh tế. Qua đó họ học hỏi để phát triển công nghệ. Nhưng TQ có lợi thế hơn vì đông dân hơn, giá nhân công lại rẻ hơn do nguồn cung quá dồi dào và không đòi hỏi cao do dân trí thấp. Chính vì biết tận dụng tốt lợi thế này mà TQ có thể xóa đói giảm nghèo rất nhanh cho hàng tỷ dân.
Nói TQ không có kinh tế tự do là không hoàn toàn đúng, họ có tự do 1 phần và phần tự do đó dành cho tư bản thân hữu là chính, với những ngành kinh tế liên quan đến ngân sách, hoặc lĩnh vực chế biến, may mặc và lắp ráp điện tử để xuất khẩu (những ngành cần nhiều nhân công). Vì thế mà nền kinh tế vẫn có động lực phát triển.
TQ lợi dụng quyền lực của thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới và là công xưởng của thế giới để ép giá đồng tệ, làm tăng lợi thế xuất khẩu. Nói cách khác, kinh tế TQ phụ thuộc vào xuất khẩu nhưng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Đó là lý do khiến TT Mỹ Donald Trump đã gây chiến thương mại với TQ để ép TQ phải cạnh tranh lành mạnh với các nền kinh tế khác. Cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn và Mỹ đang nắm thế chủ động.
Tương lai TQ sẽ phải thay đổi, khi lượng công nhân kia đủ đông và dân trí phát triển cao lên. Khi dân trí cao thì công nhân sẽ đòi tăng lương, không chấp nhận bị bóc lột quá mức, không chấp nhận tàn phá môi trường hay không làm các công việc độc hại... Tất cả những điều đó dẫn đến giá nhân công sẽ cao lên, làm giảm dần lợi thế cạnh tranh quốc tế.
Thêm nữa, quy trình phát triển là từ nông dân biến thành công nhân, từ công nhân biến thành trí thức. Nền kinh tế bao giờ cũng đi từ nông nghiệp, tới công nghiệp, rồi tới dịch vụ, tương ứng với sự dịch chuyển về tri thức nói trên.
Con cái của công nhân TQ sẽ sống ở TP, có điều kiện học hành, nâng cao dân trí hơn. Họ sẽ trở thành trí thức, tức là nền kinh tế dần dần chuyển dịch sang dịch vụ và công nghệ cao, tức là kinh tế tri thức với sức sáng tạo lớn hơn, tăng hàm lượng chất xám, chứ không thiên về chân tay như đã và đang. Mà kinh tế tri thức luôn đi kèm với dân trí cao và DC. Nhưng nếu TQ không nới rộng DC, thì nền kinh tế sẽ không thể chuyển dịch sang tri thức (vì có sáng tạo làm sao được khi bị bóp nghẹt dân chủ, GD nhồi sọ...).
Vì thế nên tương lai kinh tế TQ sẽ bị chững lại nếu không DC hóa thêm. Mà DC hóa thêm lại có nguy cơ tan rã do những bất ổn tiềm tàng trong nội bộ TQ đang bị nén chặt bởi bạo lực.
Đấy là với tương lai xa. Còn với tương lai gần, TQ sẽ phải xuống thang với Mỹ để cạnh tranh lành mạnh hơn. Đồng nghĩa với lợi thế cạnh tranh xuất khẩu của TQ sẽ giảm xuống, tức là tốc độ tăng trưởng cũng sẽ giảm. Hay nói cách khác, cái tương lai xa nói trên sẽ bị kéo gần lại bởi Donald Trump.
Nhiều AE DC lạc quan tếu là TQ sẽ sụp đổ bởi chiến tranh thương mại với Mỹ. Mình lại không tin như vậy. Chiến tranh thương mại chỉ khiến cho tốc độ tăng trưởng của TQ giảm xuống, do họ có thị trường nội địa quá lớn và kiểm soát được truyền thông. Vấn đề là bên nào sẽ duy trì được chiến tranh lâu hơn, do 2 bên đều chịu thiệt hại? TQ khó có thể sụp đổ trong vòng 10 năm tới.
Dương Quốc Chính, stt FB