Hoàng Xuân Hãn nói về Bảo Đại và HCM
7:49 PM
Bảo Đại
HCM
Hoàng Xuân Hãn
Lịch sử Việt Nam
Ông Hãn là học giả được cả 2 phe kính trọng, rất hiếm có, nên mình tin là ông ấy kể trung thực về các nhân vật Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Hồ Chí Minh, Trần Trọng Kim, là những người ông ấy từng thân cận hoặc gặp trực tiếp. Đây là 1 bài phỏng vấn rất dài, ai muốn tìm hiểu sự thật lịch sử thì cố gắng đọc hết. AE bò đỏ cố gắng nhé, ông Hãn không phải người chống cộng đâu, hãy xem ông ấy đánh giá về từng nhân vật. Mình trích 1 đoạn nói về Bảo Đại và HCM thôi. Trong link thì có đầy đủ, cả chú thích.
---------------------
Người đầu tiên mà tôi gặp trong giới chính thức ấy, về đường chính trị, thì tự nhiên là ông Bảo Đại. Ông Bảo Đại tôi biết từ lúc ông đương còn đi học ở bên này. Ông ở gần nhà tôi đây, đường Lamballe, sau nhà Radio[2]; tôi ở Polytechnique thỉnh thoảng ông Charles, ông ấy gọi dây nói mời tôi lên chơi, gặp để khuyến khích ông Bảo Đại học lúc ấy. Tôi đương còn nhớ, nhiều khi lên ông ấy hỏi một bài toán gì đấy. Tôi giúp ông ấy như thế. Ông ấy rất dễ thương, lúc ấy là một người con giai còn trẻ đẹp, học hành cũng không phải là dốt đâu; qua những câu hỏi tôi biết rằng là người có học cả. Thế rồi, năm 32, ông ấy về bên nhà, nghĩa là họ đưa ông ấy về bên nhà để làm vua, cải cách, rồi đưa các cụ -có năm cụ[3]- đưa về, rồi đưa những ông mới ra làm thượng thư: Ông Phạm Quỳnh ở ngoài Bắc về làm giáo dục. Ông Ngô Đình Diệm đang còn làm tuần phủ trong Phú Yên, đưa về làm Bộ Nội Vụ gì đấy, thì tưởng là có sự cải cách thực. Nhưng thực ra, hồi ấy ông Chatel, ông Pasquier, bên Pháp này thì ông Charles, họ chỉ làm một cách hình thức mà thôi. Giả dối thì cũng không đúng hẳn, nhưng mà người Pháp thì họ hay như thế lắm. Làm cái hình thức, rồi nửa chừng cứ để thế, kết quả là lừa bịp người ta.
Rồi đến năm 34, là hai năm sau, lúc tôi học trường Ponts et Chaussées xong rồi, tôi về. Trước lúc về, tôi có lên thăm ông Charles; ông ấy vẫn ở nhà ông Bảo Đại hồi trước. Tôi hỏi ông Charles có muốn gửi gì về cho Bảo Đại thì tôi cầm về cho. Ông ấy nói có. Ông ấy gửi một gói nho nhỏ như thế này này, tôi biết rằng trong ấy có một cái đồng hồ, tôi đang còn nhớ. Tôi cũng muốn nhân chuyện ấy về qua Huế thăm ông Bảo Đại, có quà của ông Charles gửi về thì vào thăm ông. Ông tiếp tôi. Ông ấy ngồi ì không nói một tiếng nào, hay là cứ nói tiếng một như thế. Sau rồi tôi nói với ông: Tôi ở Pháp về, chưa chắc đã ở lại được đâu. Ông hỏi tại sao, tôi cũng nói: Bên này, chính người Pháp nói với tôi: Về đây, ông bị đè nén, không có thể làm việc được. Nhưng mà những người thanh niên Việt Nam, nhiều người nhìn vào Ngài, về cải cách này, cải cách kia, thì phải làm cái gì, chứ mà ai cũng để ý tới, nhất là thanh niên Việt Nam. Ông ấy chỉ giả nhời tôi một câu, lúc ấy ông chỉ nói: Làm thì làm với ai? Làm với ai? Tôi cũng nói qua là hiện bây giờ họ có đưa ông Phạm Quỳnh, ông Ngô Đình Diệm về đấy. Ông ấy cũng cười. Ông cười. Ông ấy lắc đầu, rồi thôi. Ông không nói câu nào nữa cả.
Thế là câu chuyện xong xuôi, rồi tôi ra về.
Sau, đến lúc tôi đi dạy, lúc ấy tôi làm xong quyển Danh Từ Khoa Học, khoảng năm 1942, 43 gì đó; tôi vào chấm thi bachot[4] ở Huế, nhân tiện tôi lên thăm ông ấy, đưa cho ông cuốn sách của tôi mới in ra. Tôi nói: Tôi có cuốn này, biếu Ngài, để Ngài xem. Thấy bộ ông ấy buồn lắm. Trông ông ấy buồn lắm và ông ấy không dám nói một cái gì hết cả. Mà hồi ấy, người Nhật đã ở đấy nhiều rồi đấy. Ông ấy chỉ cám ơn, thế thôi.
Rồi đến lúc đảo chính Nhật, một hôm tôi ở Hà Nội, nghe tin radio biết rằng ông ấy giao cho ông Phạm Quỳnh liên lạc với người Nhật để đổi mới gì gì đấy. Đợi mãi hơn một tuần không thấy có tin gì mới hết cả. Chúng tôi nhiều người nóng ruột lắm. Chính ở Bắc, anh em có mượn một người đi vào Huế dò tin tức, người ta đi xe đạp từ Hà Nội về Huế, lúc ấy tầu hỏa bị đứt đoạn, đi lại khó lòng lắm. Đến lúc trở về đây thì cũng chỉ biết tin vừa vừa thôi, rằng hình như ông ấy giao cho Phạm Quỳnh, nhưng Phạm Quỳnh không làm gì cả. Rồi bây giờ ông nói: Để ông ấy lấy chính quyền lại để làm cái gì. Lúc ấy anh em cũng mong đợi đấy. Lập tức tôi tiếp được thư ở trong Huế ra, mời tôi vào để hỏi ý kiến, và mượn tôi giao lại hai thư, một cái cho Phan Anh, một cái cho Vũ Văn Hiền, nói rằng ông Bảo Đại muốn gặp để hỏi ý kiến. Rồi sau cùng được biết là ông Hoàng Trọng Phu với các quan trường khác như ông Vi Văn Định cũng được mời, nhưng ông Vi Văn Định không đi. Chúng tôi, ba người và hai ông quan nữa đi vào[5]. Ông Bảo Đại hỏi ý kiến chúng tôi, thì người nào cũng nói rằng mời cụ Ngô Đình Diệm, vì ông Ngô Đình Diệm, là người của Nhật nó tin cậy từ trước. Ông muốn việc gì thì ông Diệm có thể giúp ông được.
.....
Cũng không đúng hẳn như thế. Nhưng có chuyện can hệ hơn nữa mà không mấy người biết: Ông Bảo Đại lúc đầu hết ở Vịnh Hạ Long, khi ông ấy ký với ông Bollaert[62] hiệp ước Vịnh Hạ Long[63], ông ấy không hỏi ý kiến gì những người cũ. Nhưng riêng tôi, thì tôi viết thư cho ông ấy nhiều lắm, mượn người này người kia đưa, khuyên là ông phải cẩn thận, chuyện đằng Cousseau với đằng Faugère hai người chính là công an của Pháp, trình độ thấp chứ không phải cao đâu, quyến dụ thì ông phải cẩn thận.
Tôi biết ông ấy cũng đủ thông minh để không đi với tụi nhỏ ấy đâu, có thể đi với tụi cao hơn, chứ không phải tụi ấy. Nhưng tính ông Bảo Đại không chịu khổ được. Ở Hồng Kông tụi nó giữ compte của ông, nó không cho tiền tiêu thì ông không thể ở được. Có lẽ vì vật chất cho nên ông ấy níu lại -tôi đoán thế, tôi cũng không chắc lắm-, ông buông, ông thả, ông cứ do dự. Tây nó cho là do dự, nhưng thật ý thì không phải là do dự đâu, ông cố ý làm như thế. Cho nên, một mặt ông ấy cứ cho người về làm việc: ông Xuân[64], ông Hữu[65]; nói là với trách nhiệm của ông ấy thì cũng không đúng, với danh dự thì đúng hơn, của ông Bảo Đại, người Quốc Trưởng; các ông kia chỉ là Thủ Tướng trong nước. Trong lúc ấy thì ông Bảo Đại cố làm sao cho mấy ông làm việc trong nước, phải yêu cầu Pháp, dần dần phải ký cho Việt Nam chuyện thống nhất và độc lập như hồi trước chính phủ chung của cụ Hồ -với ông làm cố vấn- đã yêu cầu như thế. Phải làm sao cho đạt được chuyện ấy trên giấy má, ông biết cũng chẳng ăn thua gì, nhưng cứ phải có giấy má trước đã, rồi sự thực thế nào thì không biết.
Trở lại lúc trước khi ký hiệp ước Hạ Long, ông Bảo Đại định là cụ Kim với ông sẽ lập một chính phủ ở bên nhà. Người Pháp họ lừa ông và cả cụ Kim nữa. Ông ấy nói với họ: "Trước lúc tôi bằng lòng nhận lời, thì tôi phải cho cụ Kim về để mời một số người sang đây họp, rồi chúng tôi sẽ bàn." Thì Cousseau với Faugère nói: "Được, cụ cứ cho cụ Kim về." Về đến Sài Gòn, cụ Kim viết một cái thư ra cho tôi nói rằng: "Muốn mời ông sang bên kia nhưng mà tụi Pháp nó không cho, mà nó sắp đầy tôi lên Phnom Penh." Sự thực là thế. Tây nó ngăn. Cụ Kim về, nó đẩy lên Phnom Penh, nó để ông Bảo Đại trơ một mình. Sau với một số người như ông Nguyễn Tường Tam, Ông Xuân, một số người mặt trận Nam Kỳ, sang lập cái [nghe không rõ]. Sau ông biết rằng những chuyện ông [Bảo Đại] làm đấy thì trong nước không chấp nhận. Chỉ có một số người lưu vong chấp nhận. Cho nên ông cứ trù trừ. Một mặt thì Tây nó vẫn để cho ông compte ông tiêu tiền.
Tính ông Bảo Đại là thế. Sau này Tây nó oán lắm chứ không phải nó thích ông Bảo Đại đâu. Nhất là de Lattre, nhiều khi nó ghét lắm. Tôi cũng biết nhiều người Pháp oán lắm. Rồi thì ông ấy biết là không làm gì được. Nhưng hồi Pháp sắp ký Hội nghị Genève, lúc ấy, chính tôi còn ở Rome. Khi tôi ở bên ấy thì nghe tin phái đoàn Việt Nam đã tới Genève để dự hội nghị, trong có Phan Anh. Tôi lập tức viết thư cho Phan Anh, mừng và hỏi thăm. Phan Anh viết thư trả lời cho tôi ở Paris lập tức, nói là mời anh sang bên này với một số bạn ở đây, ông Hiền, ông Hà -Nguyễn Mạnh Hà-, các ông ấy mời sang. Tôi trở về Paris và sang Genève.
------------------
Đoạn nói về ông HCM:
Riêng về ông Hồ Chí Minh thì tôi chỉ gặp có một lần, gặp thực là nói chuyện tay đôi lâu với nhau. Tôi có kể chuyện trong Hội Nghị Đà Lạt đấy. (Chú thích: Câu gạch dưới sau đây đã bị cắt bỏ trong cuốn La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, sđd) Hồi sau thì tôi không có thì giờ nữa. Mà xét chung, những sự nghị luận của ông, lời nói của ông với sự làm nữa, thì đừng có thiên về... nhiều người cho là cái sự ông nói một cách hiền lành là ông ấy giả dối. Chuyện ấy nó không phải như thế hẳn đâu. Tự nhiên một người chính trị họ có cái cách nói của một người chính trị. Người ta giấu giếm cái ý của người ta một phần nào, nhưng mình phải hiểu.
Một chuyện tôi nghĩ sâu sắc là Hồ Chí Minh là một người Nghệ, là con cháu những người về đường Cần Vương, hồi Cần Vương với ông Phan Đình Phùng, Cao Thắng... các ông nghĩa khí rất cao, dân tình ai cũng theo cả. Đến lúc thua chỉ một cái đồn, hai người Pháp với độ một trăm người lính Tập, nhưng nó có súng, nó bắn các ông ấy tan hết cả. Ông Hồ Chí Minh, cũng như tất cả những người ái quốc trong vùng Nghệ Tĩnh lúc ấy biết rằng không có súng không làm được gì cả. (Chú thích: Những phần gạch dưới sau đây đã bị cắt bỏ trong cuốn La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, sđd) Cho nên cái đời chính trị của ông Hồ Chí Minh, từ lúc sang Pháp, rồi đi với cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, rồi ra hội nghị Versailles gì đấy... Ông Hồ Chí Minh hồi ấy đương có cái ảo tưởng là với cái chính trị mới, với cái tinh thần mới của quốc tế, có thể thoát ra một cách khác. Ông ấy không có cái chí như Gandhi bảo rằng là cứ hòa bình, kiên nhẫn, rồi cũng có lúc được độc lập. Nhưng thực ra, với Gandhi, với những ông ấy... cũng may vì có chiến tranh thế giới cho nên các ông ấy mới được độc lập, không phải là tự các ông ấy mà gỡ ra được. Nói thực như thế.
Về ông Hồ Chí Minh, lúc ở bên này ông ấy thấy rằng tất cả các nước trên thế giới không có thể dựa và nước nào được hết cả mà có khí giới. Cái óc của ông ấy là óc khí giới. Từ năm 23, ông đã nghĩ đến. Lúc ấy chỉ có Đảng Cộng Sản, vì chính sách của họ, có thể giúp được khí giới. Cho nên ông ấy đi với tụi Nga hồi ấy.
Đến lúc đi với Borodine về Quảng Đông là ông ấy về với một ý đồ. Nếu có khí giới mà trình độ tổ chức người trong nước thấp, cũng không có thể làm gì được. Cốt cái tổ chức ở bên trong chứ không phải tổ chức ở bên ngoài. Cho nên ông ấy kêu gọi những người trẻ tuổi lúc ấy. Nhất là chuyện đám ma cụ Phan Chu Trinh vừa xẩy ra, thanh niên lúc ấy, những người tốt phần nhiều bị đuổi ra khỏi trường, không được đi học nữa. Người ta sang Quảng Đông học trường của ông Hồ Chí Minh. Dần dần ông ấy lập ra mấy đảng, trước là để quen với cách tổ chức. Rồi thì ông ấy lập ra Đảng Cộng Sản, cốt làm thế nào để bên Moscou[47], bên Staline nó tin, nó mới cho tiền, nó mới cho súng ống. Cho nên ông ấy lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cái óc nationaliste[48] của ông ấy là mình thấy ở trong đấy rồi. Nhiều khi vô tình mà ông ấy lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Lập vào khoảng tháng 3 năm 1930 thì đến tháng 7, tháng 8 năm 1930, cái hạng thanh niên mà ông ấy gọi từ trong nước ra, rồi thì chuyển sang bên Moscou, học về marxiste[49]. Ở bên này, những hạng[50] ấy được Staline cho về Quảng Châu, lập một đảng khác là Đảng Cộng Sản Đông Dương, chứ nó không cho từ Việt Nam nữa. Bởi vì Việt Nam tức là nationaliste, thì nó xóa và nó đẩy ông Hồ Chí Minh ra ngoài. Ông Hồ Chí Minh từ trước đến giờ có vào cái Đảng Cộng Sản Đông Dương đâu? Không có. Cái chuyện đó cũng không can hệ lắm, nhưng nó chứng tỏ, trong tinh thần thì đấy là một người nationaliste, nhưng mà họ dùng cái marxiste, rồi ở lâu với marxiste[51] thì họ thấy có nhiều sự tốt ở trong đảng, nhất là đường tổ chức, đối với Việt Nam là rất mới.
Đối với cái tuổi chúng tôi, thì tôi kinh nghiệm rằng: Lúc đầu tiên Việt Minh mới lên, ở Hà Nội khi nào họp một cái gì thì tôi thấy họ có tổ chức, có phương pháp có nhẽ là đơn sơ -người thanh niên Việt Nam thường chỉ nói miệng nhiều, chứ không có phương pháp, làm lung tung-, nhưng ngăn nắp lắm. Xong buổi họp biên chép rõ ràng những ý kiến đưa ra. Tôi thấy khác cách Việt Nam làm việc nhiều lắm. Tôi hiểu cái sự vì phương pháp mà họ theo.
Sau, đến lúc đánh thì tự nhiên mà trụ được. Quân đội của Pháp, có máy bay, có xe tăng... mà mình tay không mà trụ được lâu thế, nhờ cái stratégie[52] của mình, stratégie của Á Châu lâu đời, dùng du kích mà đánh; cái nào mình mạnh, chắc được, mới đánh. Những lối như thế là stratégie của mình cả.
Được cái người Pháp khinh địch, khinh mình, cho nên không dè họ thua. Nhưng đến lúc Điện Biên Phủ, thì nói thực, lúc ấy không có súng ống tối tân không đời nào mà đánh được Pháp. Pháp lúc ấy được Mỹ giúp ghê lắm rồi, về súng ống ghê rồi. Chỉ có bom nguyên tử họ không giúp, hay là 100 máy bay họ không giúp một lần, họ chỉ giúp lẻ tẻ thôi. Hồ Chí Minh, lúc ấy tụi Tàu đặt vấn đề ra, nếu không theo nó, không nghe nó về mặt chính trị, nó không cho súng ống thì cũng chết. Cho nên nó đưa những tụi cải cách ruộng đất ở bên Tầu vừa xong, nó đưa sang, nó cầm một vài ông -gọi là Bộ Trưởng lúc ấy- những người lúc ấy không phụ thuộc Hồ Chí Minh. Sự cải cách gọi là địa phương nhưng mà lên đến huyện, lên đến tỉnh đã có người Tàu điều khiển cả rồi. Thành ông kia là phải nuốt chuyện ấy để mà nó giúp cho súng ống[53]. Họ cũng biết là được Điện Biên Phủ thì mới có chuyện gì, chứ thua Điện Biên Phủ thì lúc ấy thua hoàn toàn.
Dương Quốc Chính, stt FB
Người đầu tiên mà tôi gặp trong giới chính thức ấy, về đường chính trị, thì tự nhiên là ông Bảo Đại. Ông Bảo Đại tôi biết từ lúc ông đương còn đi học ở bên này. Ông ở gần nhà tôi đây, đường Lamballe, sau nhà Radio[2]; tôi ở Polytechnique thỉnh thoảng ông Charles, ông ấy gọi dây nói mời tôi lên chơi, gặp để khuyến khích ông Bảo Đại học lúc ấy. Tôi đương còn nhớ, nhiều khi lên ông ấy hỏi một bài toán gì đấy. Tôi giúp ông ấy như thế. Ông ấy rất dễ thương, lúc ấy là một người con giai còn trẻ đẹp, học hành cũng không phải là dốt đâu; qua những câu hỏi tôi biết rằng là người có học cả. Thế rồi, năm 32, ông ấy về bên nhà, nghĩa là họ đưa ông ấy về bên nhà để làm vua, cải cách, rồi đưa các cụ -có năm cụ[3]- đưa về, rồi đưa những ông mới ra làm thượng thư: Ông Phạm Quỳnh ở ngoài Bắc về làm giáo dục. Ông Ngô Đình Diệm đang còn làm tuần phủ trong Phú Yên, đưa về làm Bộ Nội Vụ gì đấy, thì tưởng là có sự cải cách thực. Nhưng thực ra, hồi ấy ông Chatel, ông Pasquier, bên Pháp này thì ông Charles, họ chỉ làm một cách hình thức mà thôi. Giả dối thì cũng không đúng hẳn, nhưng mà người Pháp thì họ hay như thế lắm. Làm cái hình thức, rồi nửa chừng cứ để thế, kết quả là lừa bịp người ta.
Rồi đến năm 34, là hai năm sau, lúc tôi học trường Ponts et Chaussées xong rồi, tôi về. Trước lúc về, tôi có lên thăm ông Charles; ông ấy vẫn ở nhà ông Bảo Đại hồi trước. Tôi hỏi ông Charles có muốn gửi gì về cho Bảo Đại thì tôi cầm về cho. Ông ấy nói có. Ông ấy gửi một gói nho nhỏ như thế này này, tôi biết rằng trong ấy có một cái đồng hồ, tôi đang còn nhớ. Tôi cũng muốn nhân chuyện ấy về qua Huế thăm ông Bảo Đại, có quà của ông Charles gửi về thì vào thăm ông. Ông tiếp tôi. Ông ấy ngồi ì không nói một tiếng nào, hay là cứ nói tiếng một như thế. Sau rồi tôi nói với ông: Tôi ở Pháp về, chưa chắc đã ở lại được đâu. Ông hỏi tại sao, tôi cũng nói: Bên này, chính người Pháp nói với tôi: Về đây, ông bị đè nén, không có thể làm việc được. Nhưng mà những người thanh niên Việt Nam, nhiều người nhìn vào Ngài, về cải cách này, cải cách kia, thì phải làm cái gì, chứ mà ai cũng để ý tới, nhất là thanh niên Việt Nam. Ông ấy chỉ giả nhời tôi một câu, lúc ấy ông chỉ nói: Làm thì làm với ai? Làm với ai? Tôi cũng nói qua là hiện bây giờ họ có đưa ông Phạm Quỳnh, ông Ngô Đình Diệm về đấy. Ông ấy cũng cười. Ông cười. Ông ấy lắc đầu, rồi thôi. Ông không nói câu nào nữa cả.
Thế là câu chuyện xong xuôi, rồi tôi ra về.
Sau, đến lúc tôi đi dạy, lúc ấy tôi làm xong quyển Danh Từ Khoa Học, khoảng năm 1942, 43 gì đó; tôi vào chấm thi bachot[4] ở Huế, nhân tiện tôi lên thăm ông ấy, đưa cho ông cuốn sách của tôi mới in ra. Tôi nói: Tôi có cuốn này, biếu Ngài, để Ngài xem. Thấy bộ ông ấy buồn lắm. Trông ông ấy buồn lắm và ông ấy không dám nói một cái gì hết cả. Mà hồi ấy, người Nhật đã ở đấy nhiều rồi đấy. Ông ấy chỉ cám ơn, thế thôi.
Rồi đến lúc đảo chính Nhật, một hôm tôi ở Hà Nội, nghe tin radio biết rằng ông ấy giao cho ông Phạm Quỳnh liên lạc với người Nhật để đổi mới gì gì đấy. Đợi mãi hơn một tuần không thấy có tin gì mới hết cả. Chúng tôi nhiều người nóng ruột lắm. Chính ở Bắc, anh em có mượn một người đi vào Huế dò tin tức, người ta đi xe đạp từ Hà Nội về Huế, lúc ấy tầu hỏa bị đứt đoạn, đi lại khó lòng lắm. Đến lúc trở về đây thì cũng chỉ biết tin vừa vừa thôi, rằng hình như ông ấy giao cho Phạm Quỳnh, nhưng Phạm Quỳnh không làm gì cả. Rồi bây giờ ông nói: Để ông ấy lấy chính quyền lại để làm cái gì. Lúc ấy anh em cũng mong đợi đấy. Lập tức tôi tiếp được thư ở trong Huế ra, mời tôi vào để hỏi ý kiến, và mượn tôi giao lại hai thư, một cái cho Phan Anh, một cái cho Vũ Văn Hiền, nói rằng ông Bảo Đại muốn gặp để hỏi ý kiến. Rồi sau cùng được biết là ông Hoàng Trọng Phu với các quan trường khác như ông Vi Văn Định cũng được mời, nhưng ông Vi Văn Định không đi. Chúng tôi, ba người và hai ông quan nữa đi vào[5]. Ông Bảo Đại hỏi ý kiến chúng tôi, thì người nào cũng nói rằng mời cụ Ngô Đình Diệm, vì ông Ngô Đình Diệm, là người của Nhật nó tin cậy từ trước. Ông muốn việc gì thì ông Diệm có thể giúp ông được.
.....
Cũng không đúng hẳn như thế. Nhưng có chuyện can hệ hơn nữa mà không mấy người biết: Ông Bảo Đại lúc đầu hết ở Vịnh Hạ Long, khi ông ấy ký với ông Bollaert[62] hiệp ước Vịnh Hạ Long[63], ông ấy không hỏi ý kiến gì những người cũ. Nhưng riêng tôi, thì tôi viết thư cho ông ấy nhiều lắm, mượn người này người kia đưa, khuyên là ông phải cẩn thận, chuyện đằng Cousseau với đằng Faugère hai người chính là công an của Pháp, trình độ thấp chứ không phải cao đâu, quyến dụ thì ông phải cẩn thận.
Tôi biết ông ấy cũng đủ thông minh để không đi với tụi nhỏ ấy đâu, có thể đi với tụi cao hơn, chứ không phải tụi ấy. Nhưng tính ông Bảo Đại không chịu khổ được. Ở Hồng Kông tụi nó giữ compte của ông, nó không cho tiền tiêu thì ông không thể ở được. Có lẽ vì vật chất cho nên ông ấy níu lại -tôi đoán thế, tôi cũng không chắc lắm-, ông buông, ông thả, ông cứ do dự. Tây nó cho là do dự, nhưng thật ý thì không phải là do dự đâu, ông cố ý làm như thế. Cho nên, một mặt ông ấy cứ cho người về làm việc: ông Xuân[64], ông Hữu[65]; nói là với trách nhiệm của ông ấy thì cũng không đúng, với danh dự thì đúng hơn, của ông Bảo Đại, người Quốc Trưởng; các ông kia chỉ là Thủ Tướng trong nước. Trong lúc ấy thì ông Bảo Đại cố làm sao cho mấy ông làm việc trong nước, phải yêu cầu Pháp, dần dần phải ký cho Việt Nam chuyện thống nhất và độc lập như hồi trước chính phủ chung của cụ Hồ -với ông làm cố vấn- đã yêu cầu như thế. Phải làm sao cho đạt được chuyện ấy trên giấy má, ông biết cũng chẳng ăn thua gì, nhưng cứ phải có giấy má trước đã, rồi sự thực thế nào thì không biết.
Trở lại lúc trước khi ký hiệp ước Hạ Long, ông Bảo Đại định là cụ Kim với ông sẽ lập một chính phủ ở bên nhà. Người Pháp họ lừa ông và cả cụ Kim nữa. Ông ấy nói với họ: "Trước lúc tôi bằng lòng nhận lời, thì tôi phải cho cụ Kim về để mời một số người sang đây họp, rồi chúng tôi sẽ bàn." Thì Cousseau với Faugère nói: "Được, cụ cứ cho cụ Kim về." Về đến Sài Gòn, cụ Kim viết một cái thư ra cho tôi nói rằng: "Muốn mời ông sang bên kia nhưng mà tụi Pháp nó không cho, mà nó sắp đầy tôi lên Phnom Penh." Sự thực là thế. Tây nó ngăn. Cụ Kim về, nó đẩy lên Phnom Penh, nó để ông Bảo Đại trơ một mình. Sau với một số người như ông Nguyễn Tường Tam, Ông Xuân, một số người mặt trận Nam Kỳ, sang lập cái [nghe không rõ]. Sau ông biết rằng những chuyện ông [Bảo Đại] làm đấy thì trong nước không chấp nhận. Chỉ có một số người lưu vong chấp nhận. Cho nên ông cứ trù trừ. Một mặt thì Tây nó vẫn để cho ông compte ông tiêu tiền.
Tính ông Bảo Đại là thế. Sau này Tây nó oán lắm chứ không phải nó thích ông Bảo Đại đâu. Nhất là de Lattre, nhiều khi nó ghét lắm. Tôi cũng biết nhiều người Pháp oán lắm. Rồi thì ông ấy biết là không làm gì được. Nhưng hồi Pháp sắp ký Hội nghị Genève, lúc ấy, chính tôi còn ở Rome. Khi tôi ở bên ấy thì nghe tin phái đoàn Việt Nam đã tới Genève để dự hội nghị, trong có Phan Anh. Tôi lập tức viết thư cho Phan Anh, mừng và hỏi thăm. Phan Anh viết thư trả lời cho tôi ở Paris lập tức, nói là mời anh sang bên này với một số bạn ở đây, ông Hiền, ông Hà -Nguyễn Mạnh Hà-, các ông ấy mời sang. Tôi trở về Paris và sang Genève.
------------------
Đoạn nói về ông HCM:
Riêng về ông Hồ Chí Minh thì tôi chỉ gặp có một lần, gặp thực là nói chuyện tay đôi lâu với nhau. Tôi có kể chuyện trong Hội Nghị Đà Lạt đấy. (Chú thích: Câu gạch dưới sau đây đã bị cắt bỏ trong cuốn La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, sđd) Hồi sau thì tôi không có thì giờ nữa. Mà xét chung, những sự nghị luận của ông, lời nói của ông với sự làm nữa, thì đừng có thiên về... nhiều người cho là cái sự ông nói một cách hiền lành là ông ấy giả dối. Chuyện ấy nó không phải như thế hẳn đâu. Tự nhiên một người chính trị họ có cái cách nói của một người chính trị. Người ta giấu giếm cái ý của người ta một phần nào, nhưng mình phải hiểu.
Một chuyện tôi nghĩ sâu sắc là Hồ Chí Minh là một người Nghệ, là con cháu những người về đường Cần Vương, hồi Cần Vương với ông Phan Đình Phùng, Cao Thắng... các ông nghĩa khí rất cao, dân tình ai cũng theo cả. Đến lúc thua chỉ một cái đồn, hai người Pháp với độ một trăm người lính Tập, nhưng nó có súng, nó bắn các ông ấy tan hết cả. Ông Hồ Chí Minh, cũng như tất cả những người ái quốc trong vùng Nghệ Tĩnh lúc ấy biết rằng không có súng không làm được gì cả. (Chú thích: Những phần gạch dưới sau đây đã bị cắt bỏ trong cuốn La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, sđd) Cho nên cái đời chính trị của ông Hồ Chí Minh, từ lúc sang Pháp, rồi đi với cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, rồi ra hội nghị Versailles gì đấy... Ông Hồ Chí Minh hồi ấy đương có cái ảo tưởng là với cái chính trị mới, với cái tinh thần mới của quốc tế, có thể thoát ra một cách khác. Ông ấy không có cái chí như Gandhi bảo rằng là cứ hòa bình, kiên nhẫn, rồi cũng có lúc được độc lập. Nhưng thực ra, với Gandhi, với những ông ấy... cũng may vì có chiến tranh thế giới cho nên các ông ấy mới được độc lập, không phải là tự các ông ấy mà gỡ ra được. Nói thực như thế.
Về ông Hồ Chí Minh, lúc ở bên này ông ấy thấy rằng tất cả các nước trên thế giới không có thể dựa và nước nào được hết cả mà có khí giới. Cái óc của ông ấy là óc khí giới. Từ năm 23, ông đã nghĩ đến. Lúc ấy chỉ có Đảng Cộng Sản, vì chính sách của họ, có thể giúp được khí giới. Cho nên ông ấy đi với tụi Nga hồi ấy.
Đến lúc đi với Borodine về Quảng Đông là ông ấy về với một ý đồ. Nếu có khí giới mà trình độ tổ chức người trong nước thấp, cũng không có thể làm gì được. Cốt cái tổ chức ở bên trong chứ không phải tổ chức ở bên ngoài. Cho nên ông ấy kêu gọi những người trẻ tuổi lúc ấy. Nhất là chuyện đám ma cụ Phan Chu Trinh vừa xẩy ra, thanh niên lúc ấy, những người tốt phần nhiều bị đuổi ra khỏi trường, không được đi học nữa. Người ta sang Quảng Đông học trường của ông Hồ Chí Minh. Dần dần ông ấy lập ra mấy đảng, trước là để quen với cách tổ chức. Rồi thì ông ấy lập ra Đảng Cộng Sản, cốt làm thế nào để bên Moscou[47], bên Staline nó tin, nó mới cho tiền, nó mới cho súng ống. Cho nên ông ấy lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cái óc nationaliste[48] của ông ấy là mình thấy ở trong đấy rồi. Nhiều khi vô tình mà ông ấy lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Lập vào khoảng tháng 3 năm 1930 thì đến tháng 7, tháng 8 năm 1930, cái hạng thanh niên mà ông ấy gọi từ trong nước ra, rồi thì chuyển sang bên Moscou, học về marxiste[49]. Ở bên này, những hạng[50] ấy được Staline cho về Quảng Châu, lập một đảng khác là Đảng Cộng Sản Đông Dương, chứ nó không cho từ Việt Nam nữa. Bởi vì Việt Nam tức là nationaliste, thì nó xóa và nó đẩy ông Hồ Chí Minh ra ngoài. Ông Hồ Chí Minh từ trước đến giờ có vào cái Đảng Cộng Sản Đông Dương đâu? Không có. Cái chuyện đó cũng không can hệ lắm, nhưng nó chứng tỏ, trong tinh thần thì đấy là một người nationaliste, nhưng mà họ dùng cái marxiste, rồi ở lâu với marxiste[51] thì họ thấy có nhiều sự tốt ở trong đảng, nhất là đường tổ chức, đối với Việt Nam là rất mới.
Đối với cái tuổi chúng tôi, thì tôi kinh nghiệm rằng: Lúc đầu tiên Việt Minh mới lên, ở Hà Nội khi nào họp một cái gì thì tôi thấy họ có tổ chức, có phương pháp có nhẽ là đơn sơ -người thanh niên Việt Nam thường chỉ nói miệng nhiều, chứ không có phương pháp, làm lung tung-, nhưng ngăn nắp lắm. Xong buổi họp biên chép rõ ràng những ý kiến đưa ra. Tôi thấy khác cách Việt Nam làm việc nhiều lắm. Tôi hiểu cái sự vì phương pháp mà họ theo.
Sau, đến lúc đánh thì tự nhiên mà trụ được. Quân đội của Pháp, có máy bay, có xe tăng... mà mình tay không mà trụ được lâu thế, nhờ cái stratégie[52] của mình, stratégie của Á Châu lâu đời, dùng du kích mà đánh; cái nào mình mạnh, chắc được, mới đánh. Những lối như thế là stratégie của mình cả.
Được cái người Pháp khinh địch, khinh mình, cho nên không dè họ thua. Nhưng đến lúc Điện Biên Phủ, thì nói thực, lúc ấy không có súng ống tối tân không đời nào mà đánh được Pháp. Pháp lúc ấy được Mỹ giúp ghê lắm rồi, về súng ống ghê rồi. Chỉ có bom nguyên tử họ không giúp, hay là 100 máy bay họ không giúp một lần, họ chỉ giúp lẻ tẻ thôi. Hồ Chí Minh, lúc ấy tụi Tàu đặt vấn đề ra, nếu không theo nó, không nghe nó về mặt chính trị, nó không cho súng ống thì cũng chết. Cho nên nó đưa những tụi cải cách ruộng đất ở bên Tầu vừa xong, nó đưa sang, nó cầm một vài ông -gọi là Bộ Trưởng lúc ấy- những người lúc ấy không phụ thuộc Hồ Chí Minh. Sự cải cách gọi là địa phương nhưng mà lên đến huyện, lên đến tỉnh đã có người Tàu điều khiển cả rồi. Thành ông kia là phải nuốt chuyện ấy để mà nó giúp cho súng ống[53]. Họ cũng biết là được Điện Biên Phủ thì mới có chuyện gì, chứ thua Điện Biên Phủ thì lúc ấy thua hoàn toàn.
Dương Quốc Chính, stt FB