Tuesday, August 7, 2018

Giáo dục khai phóng


Đợt này rộ lên vụ chạy điểm tốt nghiệp trung học phổ thông, dân tình đua nhau chửi anh Nhạ, bởi vì ảnh ngọng và ngu! Nếu nhìn nhận vào bản chất vấn đề thì anh Nhạ cũng là nạn nhân của nền GD xã nghĩa. Anh được đào tạo thành con robot, rồi lại đi chế tạo robot, có gì là lạ. Giáo dục VN như bộ quần áo rách, giật gấu vá vai mà thôi, kiểu gì cũng thành vòng luẩn quẩn.

Nhiều "nhà đạo đức" bảo là cần tuyệt đối chống gian lận thi cử. Mình lại...không hoàn toàn ủng hộ. Vì chương trình dạy học nhồi sọ, dạy những thứ vớ vẩn, thì không học 1 số môn lại tốt hơn, nên gian lận ở 1 số môn là cần thiết. Mình cho là không dưới 90% HS chương trình cải cách GD (thế hệ sinh sau 1975) đều từng gian lận. Nền GD XHCN trước đó thì có thể gian lận ít hơn, chủ yếu do vấn đề đạo đức (được tuyên truyền) chứ không phải chương trình GD ưu việt hơn. Điều đó cũng cho thấy là thế hệ sau 75 thực dụng trong việc học tập hơn. Thử tưởng tượng, HS SV nào cũng say mê môn lịch sử (mà bản chất là LS đảng), triết Mác Lê, CNXH khoa học và kinh tế chính trị (thời mình học thì tên nó thế, giờ có thể khác) thì nền GD sẽ cho xuất xưởng toàn là robot xã nghĩa, gần như thời bao cấp. Ai ai cũng có tư tưởng hệt như nhau, trừ những người có khả năng tự học thêm.

Nói thế không có nghĩa là mình ủng hộ việc gian lận trong mọi môn học. Thế nhưng chương trình GD mà lại có môn nên gian lận, có môn thì không, do sự lựa chọn của mỗi cá nhân, là chương trình đào tạo tồi. Vì lúc đó HS sẽ có xu hướng gian lận ở tất cả các môn, coi như vô hiệu hoá nền GD, thật giả lẫn lộn, bằng cấp vô giá trị.

Vậy muốn cải cách GD để HS không cần phải đối phó, để việc gian lận là sự nhục nhã (chứ không phải là sự khôn ngoan) thì phải cải cách tận gốc. Tức là phải có chương trình đào tạo hợp lý hơn, dựa trên nền tảng khai phóng.

Giáo dục khai phóng (liberal arts - liberal education) là cách giáo dục tổng quát, nhằm đào tạo ra con người có tư duy tổng quát, có óc phản biện, độc lập, chứ không thuần túy là 1 chuyên gia chuyên ngành hẹp.

Các môn học khai phóng nguyên bản có từ thời Hy Lạp cổ đại là: Phần đầu, tam khoa, bao gồm Ngữ pháp, thuật Hùng biện, và Luận lý (logic). Nó dạy nghệ thuật đọc và viết, nghệ thuật nghe và nói, và nghệ thuật tư duy hợp lý. Phần còn lại, tứ khoa, bao gồm Số học, Hình học, Thiên văn học và âm nhạc.

Từ "khai phóng" (liberal) gắn liền với nghĩa "dân chủ", giáo dục khai phóng phải gắn liền với chế độ dân chủ. Vì thế mà GD khai phóng bắt đầu có từ khi có nền dân chủ cổ xưa nhất của loài người - dân chủ ở Athens.

Tại sao khai phóng lại đi kèm với dân chủ?

Đó là vì trước nền dân chủ Athens thì việc học hành cũng chuyên môn hoá theo giai cấp. Bần nông thì đi học cày cuốc và học cách làm lính, con nhà thương gia thì học buôn bán, còn con nhà quyền thế thì học cách cai trị. Kể từ khi có dân chủ, thì mỗi người đều phải là 1 "chính trị gia", vì dân chủ Athens là chế độ dân chủ trực tiếp, mỗi người dân đều là 1 "nghị sĩ". Vì thế nên cần có GD khai phóng, để mỗi người dân đều có khả năng "quản trị" bản thân để có thể đưa ra các quyết định hợp lý cho "thành bang" Athens.

Sau này, nền GD ở Mỹ được coi là khai phóng hơn ở các nơi khác, GD ở Tây Âu vẫn thiên về chuyên ngành hơn. Lý do ban đầu là vì người Mỹ thường không sinh sống cố định và có nghề nghiệp đa dạng, hay thay đổi nghề nghiệp. Vì thế GD khai phóng, với cách giảng dạy đại cương, sẽ khiến cho mỗi SV ra trường có khả năng thay đổi nghề rất dễ. Từ những năm 1980, xu hướng chuyên môn hoá đã được tăng cường ở Mỹ, do quan điểm thực dụng, chỉ học những gì cần để làm việc theo 1 nghề nghiệp cố định. Vì đương nhiên là đào tạo đại cương sẽ khó và tốn kém hơn, 1 số người sẽ không đủ năng lực để theo đuổi kiểu giảng dạy đó. Vì thế mà GD Mỹ cũng dần phân hoá thành 1 số trường vẫn đào tạo khai phóng và 1 số khác đào tạo chuyên sâu, hướng nghiệp.

Nền GD khai phóng hiện đại thực ra không hề bó buộc số lượng các môn học, chỉ có 1 số môn là chương trình khung, còn lại là các môn tự chọn (để con cá không phải leo cây như ở VN).

Đó là 1 số nội dung tổng quát về GD khai phóng, muốn biết chi tiết thêm thì mọi người có thể hỏi nhà giáo nhân dân Google.

Tại sao GD XHCN ở VN lại không được coi là khai phóng mà GD VNCH lại là khai phóng?

Như trên đã nêu, GD khai phóng phải đi kèm với dân chủ, tối thiểu cũng phải là dân chủ trong giáo dục. Còn GD xã nghĩa lại là cách để đào tạo ra con người xã nghĩa, được đúc khuôn theo tư tưởng CS. Ngoài các môn KH tự nhiên trong 7 môn khai phóng kể trên thì các môn xã hội đều được gắn chặt với mục đích tuyên truyền. Ngoài ra, môn luận lý (logic) không được giảng dạy phổ thông. HS SV phải không thành thạo về logic thì mới dễ biến thành robot, dễ cai trị. Con người hiểu logic, biết đúng sai, có khả năng phản biện thì sẽ dễ phản kháng lại nhà cầm quyền. Do đó, GD khai phóng không bao giờ có ở các nước XHCN. Các nước XHCN vẫn đào tạo được các chuyên gia về KH tự nhiên, KH cơ bản, nhưng không thể có các nhà tư tưởng, triết gia, kinh tế gia, sử gia, văn nghệ sỹ đúng nghĩa.

GD khai phóng trước tiên là đào tạo nên 1 con người đúng nghĩa với đầy đủ khả năng phản biện và tư duy. Nền GD xã nghĩa không làm được điều đó, nên người dân các nước này bị coi là có dân trí thấp. Không nên nhầm lẫn 1 chuyên gia với bằng cấp cao có nghĩa là có dân trí cao, nếu họ không được đào tạo khai phóng.

Còn nền GD VNCH, mình nhận thấy các môn khai phóng được giảng dạy đầy đủ từ GD phổ thông, đặc biệt là có môn Luận lý và Khoa học chính trị (giảng dạy về các thể chế chính trị có phân tích tương đối khách quan). SGK lịch sử VNCH có ít yếu tố tuyên truyền hơn SGK LS VNDCCH và bây giờ. Mình đã có nhiều stt về vấn đề này. Chính vì vậy mà VNCH tuy chưa có nền DC đầy đủ, nhưng có được nền tảng GD để có nền DC đầy đủ. Còn VN hiện tại, với nền GD nhồi sọ quá lâu, nên việc tẩy não nhân dân, để có được tư duy phản biện chắc mất cả thế hệ.

Với thời buổi công nghệ và mạng xã hội phát triển như hiện nay, thông tin nhiễu loạn khó kiểm soát, thì GD khai phóng lại càng cần thiết. Để mỗi người dân có khả năng tự chọn lọc, tự đánh giá, xử lý thông tin. Nếu thiếu khả năng này, người dân sẽ như đàn cừu được dẫn dắt bởi nhóm lợi ích.

Ngày nay, người ta rất dễ phải thay đổi nghề nghiệp và xuất hiện nhiều nghề nghiệp mới, chưa từng có trong LS. Ví dụ như nghề chém gió lai trim trên FB... Vì thế nên GD khai phóng càng cần thiết, để có thể dễ dàng đổi nghề mà không cần đào tạo thêm. Nghề bán hàng online, ngoài vốn trời phú là vú to mông nở để câu view cũng cần có kỹ năng hùng biện nữa!

Vậy làm thế nào để dân VN có được GD khai phóng?

Không dễ và dễ. Không dễ là vì GD quốc dân vẫn do nhà nước nắm, không dễ thay đổi sau 10 năm nữa, vì nó gắn liền với chế độ. Dễ là vì mạng internet và mạng XH đang rất phát triển, rất dễ để tự đào tạo. Ngoài ra, du học cũng là kênh tốt.

Dương Quốc Chính, stt FB
Chia sẻ:
Post a Comment