Sunday, April 22, 2018

Chị Trần Thị Lý



Trung niên 7x trở về trước chắc nhiều người nhớ câu thơ của Tố Hữu:

Em là ai, cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay em không có tuổi?

Bài thơ còn dài, nhưng chắc đa số các anh chỉ nhớ 2 câu này...để tán gái. Bài thơ nói về người phụ nữ trong ảnh, chị thật đẹp. Nhưng cuộc đời của chị không bình thường. Tên chị được dùng để đặt tên cho 1 cây cầu ở Đà Nẵng.

Chị Lý là 1 chiến sỹ CS, bị cảnh sát VNCH bắt và bị (cho là) tra tấn vô cùng dã man như dùng móc sắt chọc xuyên bàn chân rồi treo lên, xẻo vú, dùng kìm nung đỏ xẻo thịt, chọc thước vào cơ quan sinh dục, nhồi nước xà phòng vào bụng...để tra tấn. Xem cụ thể ở ảnh đính kèm. Stt FB viết về chị có hơn 18k tương tác. Nhưng có mấy ai thực sự tìm hiểu về chị. Khi đọc stt này, do có người bạn share, mình lập tức hỏi GS, nhà giáo nhân dân Google, xem chị Lý là ai. Kết quả là chỉ có thông tin từ báo chí cách mạng. Nhưng mình vẫn thấy 1 số điều thắc mắc.

Cứ cho là địch tra tấn chị dã man đi, nhưng tại sao chúng tưởng chị chết lại không đem chôn để phi tang mà lại vứt chị ra sau nhà lao như vứt con mèo chết? Tại sao đã vứt 1 xác chết rồi lại phải đi tìm nó lại? Sao CS VNCH lại có biện pháp nghiệp vụ ngu dốt như vậy?

Chị chỉ bị thương phần mềm và bên ngoài, với trình độ y tế của miền Nam lúc đó thì việc chữa chạy không có gì khó, chỉ cần kháng sinh, thay băng, chỉ cần 1 thầy lang cũng làm được. Vậy tại sao chị Lý lại phải thương tích đầy mình, giữ nguyên hiện trường, để đi vòng vèo từ Quảng Nam về SG, sang Phnompenh rồi bay ra HN đến BV Việt Xô rồi sang Đông Âu chữa bệnh? Phải chăng đó là cách bảo tồn vết thương, giữ hình ảnh chị đau đớn để đem ra Bắc tổ chức chiến dịch tố cáo chế độ lao tù tàn bạo của Mỹ Ngụy?

Tại sao chị không được phong anh hùng từ khi mới ra HN mà lại để đến tận 40 năm sau, khi chị sắp chết mới phong anh hùng? Phải chăng, người ta biết chị không xứng đáng được phong anh hùng? Chồng chị bảo có lẽ người ta nhiều việc quá!

Đọc bài báo này, chúng ta thấy trào dâng lòng căm thù Mỹ Ngụy sâu sắc và thầm cảm phục người nữ chiến sỹ cách mạng anh hùng (lúc sắp chết). Cho đến ngày hôm nay, việc tuyên truyền tội ác Mỹ Ngụy qua hình ảnh chị vẫn vô cùng hiệu quả. Bất cứ ai có óc phản biện đều phải tự đặt câu hỏi về tính xác thực của câu chuyện, nhất là thông tin 1 chiều.





Dương Quốc Chính, post FB
Chia sẻ:
Post a Comment