Luật 10/59 - Nguyên nhân và hệ quả
Chiến dịch Tố cộng hoàn toàn không liên quan đến luật 10/59, không như đa số người Việt lầm tưởng. Tố cộng diễn ra trước khi có luật 10/59 và được cả 2 phía công nhận là thành công trong việc chống cộng, khoảng 90% số lượng đảng viên đã bị bắt.
Chiến dịch Tố cộng, theo quan điểm cá nhân mình, diễn ra để triệt phá phe CS. Bởi vì theo HĐ Geneva thì những người CS phải được tập kết ra Bắc cùng quân đội Việt Minh. Tuy nhiên, nhiều đảng viên, trong đó nổi tiếng nhất là ông Lê Duẩn nguyên bí thư xứ ủy Nam Bộ đã trốn lại miền Nam. Ông Duẩn đã ở lại để soạn thảo Đề cương cách mạng miền Nam, đây là nền tảng để sau này đảng Lao động ra nghị quyết TƯ 15 vào năm 1959, quyết tâm giải phóng miền Nam bằng bạo lực, là cơ sở để thành lập MTDTGPMNVN.
Vì chiến dịch Tố cộng rất hiệu quả nên phe CS miền Nam (lúc đó chưa có sự can thiệp mạnh của miền Bắc) đã trả đũa bằng chiến dịch "Trừ gian", ám sát nhiều quan chức chính quyền VNCH và phá hoại 1 số cơ sở hạ tầng.
Chiến dịch Trừ gian mang màu sắc khủng bố nên phía VNCH đã đáp trả bằng luật 10/59. Tuy nhiên luật này không hề nói đến chữ CS nào mà chỉ có nội dung chống khủng bố. Bản chất là nhắm vào những người CS, với lý do bên trên.
Khi luật này được thực thi, phe CS tuyên truyền là hàng nghìn người CS bị chém, nhưng thực tế con số cụ thể là chưa có và KHÔNG CÓ NHIỀU đảng viên bị xét xử. Chính phe CS cũng chỉ biết được 1 người duy nhất là ông Hoàng Lệ Kha bị giết, ngoài ra không còn danh tính 1 ai được công bố (lẽ ra phải được lưu trữ để có chế độ đãi ngộ thân nhân). Ông Diệm đã KIỀM CHẾ để không mất lòng dân.
Việc dùng máy chém để tử hình, theo quan điểm của mình, chỉ là răn đe (đăng báo dọa dân), chứ thực tế chưa chắc đã xảy ra tràn lan (kéo lê máy chém). Trang sachhiem (1 trang web thân CS, chống Công giáo và gia đình họ Ngô), có đăng 1 trang báo VNCH có tin là 4 người bị kết án tử hình và SẼ bị chém bằng máy, nhưng chính trang đó lại đăng 1 tin trên báo khác là 2 trong số 4 người đó được giảm án (không bị chém), 2 người còn lại KHÔNG BIẾT có được giảm án hay bị chém? Hiện chưa có thông tin xác thực. Thông tin kéo lên máy chém chỉ có nguồn từ phía CS, không còn nguồn nào khác nói đến điều đó.
ĐÔI KHI (tức không phải liên tục) có tình trạng ông Diệm ra lệnh miệng để kết án hay tử hình các đảng viên CS cao cấp mà bỏ qua các thủ tục tư pháp. Điều 20 của luật 10/59 có cho phép điều này xảy ra.
Ngay sau khi luật 10/59 được ban hành và triển khai, VNDCCH đã đáp trả bằng nghị quyết TƯ 15, quyết định GP MN bằng bạo lực cách mạng, bắt đầu triển khai quân Bắc vào Nam và thành lập MTDTGP MN VN (1960). Sau sự việc này, Đồng khởi Bến Tre xảy ra gây rối loạn chính trị đáng kể cho VNCH.
VNCH tiếp tục đối phó với MTDTGP bằng "quốc sách" Ấp chiến lược. Ấp chiến lược được ông Nhu học từ Malaysia và Philippines nơi đã chống du kích CS thành công. Ấp chiến lược nhằm mục đích cách ly du kích CS với dân, giống như tát nước để bắt cá. Quốc sách này khá thành công nhưng không được lòng dân, vì người dân bị đảo lộn cuộc sống, họ phải bỏ làng mạc cũ để vào sống trong "trại tập trung" với hàng rào và hầm chông chống thâm nhập. Ấp chiến lược bị phá sản sau khi đệ nhất CH sụp đổ.
Ông Diệm đã không thành công trong việc chống CS kể từ khi có luật 10/59, là do VNDCCH đã chính thức can thiệp vào Nam. Đó là nguyên nhân chính khiến cho ông Diệm buộc phải gia tăng tính chuyên chế, đàn áp đối lập (kể cả không CS) và bị CS lợi dụng. Vì thế mà đệ nhất CH trở nên suy sụp kể từ năm 1960 và sụp đổ vào năm 1963.
Các động thái của 2 bên đối chọi nhau nhau theo 1 chuỗi nhân quả kể trên, càng ngày càng tăng mạnh tính đối đầu và kết quả là cái chết của anh em ông Diệm và sự sụp đổ của đệ nhất CH. VNCH bước sang 1 trang mới, hỗn loạn hơn và bị mất đi chính danh do quân Mỹ can thiệp quá mạnh.
Dương Quốc Chính, stt FB