Thành phần nào dễ thành phản động?
1:33 AM
Khoa học chính trị
Nghệ thuật chăn bò
Thời buổi thông tin nhiễu loạn, ngoài việc phải cảnh giác với fake news ra thì chúng ta còn phải cảnh giác với những lý luận bịp bợm. Lý lẽ như trong ảnh đính kèm thường xuất phát từ các FB của AE DLV hay bò đỏ, dùng để định hướng dư luận. Có người gửi cho mình xem stt của 1 bạn mà mình cho là thuộc dòng red bull, chứ chưa tiến hóa được thành DLV, vì lý luận ngây ngô quá, nhưng con nhang của bạn này không phải ít. Chứng tỏ lượng người tin vào những điều này còn rất đông. Bạn ấy viết dài dòng lắm, đầy cảm xúc, mình chỉ thấy có đoạn này đáng để phản biện, vì lý lẽ kiểu này rất cơ bản, mà DLV hay dùng. Xem stt đầy đủ ở cmt đầu tiên.
Trong 1 stt khác, phân tích về bảng phân hạng dân chủ của các nước trên thế giới, ta đã biết các nước châu Phi đa phần là theo thể chế độc tài. Mức độ DC còn kém các nước CS, nên cái gọi là "theo tư bản" chỉ là sự dân chủ giả cầy, thị trường tự do giả tạo, thì làm sao mà giàu được?
"LX là CS mà hùng mạnh" là quan điểm quá lỗi thời, từ những năm 5x-7x, LX đã chết gần 30 năm rồi, chủ yếu là do suy sụp kinh tế. TQ thì chưa thể soán ngôi số 1 thế giới về quy mô nền kinh tế, còn GDP bình quân thì còn thua xa Đài Loan, Hongkong, chưa nói đến các nước phát triển khác. CS TQ cũng không còn nguyên bản nữa mà đã lai tư bản rồi.
Đáng chú ý nhất trong lập luận của bạn này là các thành phần chống đối nhà nước. Đúng là giới bất đồng chính kiến hiện nay đa phần là luật sư, nhà báo, giới văn nghệ sỹ, ít (chứ không phải không) có giới doanh nhân. Tất cả đều có lý do.
LS, nhà báo bất đồng chính kiến là do họ là thành phần có kiến thức về pháp luật, chính trị nhất, càng hiểu nhiều thì càng dễ bất mãn. Riêng giới nhà báo, nhiều người bất đồng chính kiến nhưng cũng nhiều DLV. Tổ nghìn likes hay bẻ lái dư luận bây giờ cũng đa phần xuất thân nhà báo. Làm bồi bút cũng dễ kiếm tiền.
Giới văn nghệ sỹ là thành phần yêu tự do, hiểu về giá trị của tự do, vì tự do ảnh hưởng đến công việc và sản phẩm trí tuệ của họ. Nên họ có xu hướng tranh đấu cho tự do, thành bất đồng chính kiến.
Còn giới doanh nhân, tạm coi là giới chủ, làm kinh doanh thuần túy, quyền lợi của họ gắn bó chặt chẽ với thể chế toàn trị. Trừ 1 số nghề kinh doanh nhỏ lẻ ít va chạm với thể chế thì tất cả các doanh nhân sở hữu doanh nghiệp trung bình đến lớn đều bị phụ thuộc vào thể chế. Vì thế mà họ ngại va chạm với chính quyền. Nếu họ đấu tranh công khai thì sẽ dễ dàng bị chính quyền vô hiệu hóa, chẳng hạn như thanh tra thuế liên tục là đã chết rồi, chưa kể các thủ đoạn khác để ngăn chặn các đối tác của họ. Người bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất VN là Trần Huỳnh Duy Thức, anh này là doanh nhân chính hiệu, từng sở hữu 1 doanh nghiệp ăn nên làm ra. Nhưng khi anh bị bắt thì DN bị phá sản ngay, trước khi anh bị bắt thì công ty đã bị "đánh" rồi. LS Lê Công Định lúc bị bắt cũng tạm coi là doanh nhân LS, vì anh sở hữu VP LS danh tiếng, có thu nhập cao, tất nhiên VP đó cũng phải giải tán khi anh bị bắt. Đấy là tấm gương khiến các doanh nhân khác chùn bước.
Nếu chế độ được cải cách theo hướng minh bạch hóa, giảm tham nhũng, thì giới doanh nhân được hưởng lợi nhiều nhất (nếu họ không phải là doanh nghiệp sân sau), nhưng ít ông chủ dám đương đầu với rủi ro khi công khai tranh đấu cho tự do kinh tế và minh bạch hóa. Lý do đơn giản, vì họ thường giàu hơn mức trung bình. Mà người giàu thường dát chết nhất!
Hiện nay, giới bất đồng chính kiến còn nhiều thành phần khác nữa, nhưng đặc điểm chung là những người giàu thì thường không thành PĐ, cơ bản là họ không dễ gì dám từ bỏ quyền lợi đang có để đấu tranh cho dân chủ, tự do. Giới đấu tranh chủ yếu là dân nghèo hoặc trung lưu. Giới nhà giàu mà bức xúc thì cũng chỉ dám chửi đổng, ẩn danh hoặc hỗ trợ ngầm cho giới bất đồng chính kiến đấu tranh công khai. Công thức chung là thành phần tranh đấu phải là những người không bị phụ thuộc vào chế độ, phải có nguồn thu nhập ổn định mà chính quyền không thể phong tỏa. Vì thế mà công chức nhà nước và giới doanh nhân sân sau tuyệt nhiên không bao giờ PĐ, thậm chí ngược lại, họ trở thành DLV. Họ thường lợi dụng danh tiếng của mình để định hướng dư luận.
Chính vì thế nên mình đã phân tích ở stt khác là càng tư nhân hóa, tự do hóa nền kinh tế thì càng đông thành phần PĐ, càng rủi ro cho chế độ.
------------
1. Nguyên nhân mà CS Đông Âu từng phát triển mạnh
2. Xếp hạng dân chủ, vì sao các nước châu Phi "theo tư bản" mà vẫn nghèo.
Dương Quốc Chính, stt FB