Sunday, August 20, 2017

Ai ăn bám ai? Ai lãnh đạo ai?


Xét tổng thể thì sự giàu có theo thứ tự Nam Kỳ - Bắc Kỳ - Trung Kỳ, đó là vấn đề lịch sử, địa lý. Dễ thấy thôi, Nam Kỳ tài nguyên nhiều, đất tốt, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, khí hậu lại ôn hòa. Người Pháp khi xâm lược VN cũng nhìn thấy vấn đề đó nên mới chiếm NK làm thuộc địa (Pháp quốc hải ngoại), 2 kỳ kia chỉ là bảo hộ thôi. Nhưng cũng vì điều đó mà NK lại càng phát triển hơn, do được sự quản lý văn minh hơn của người Pháp, so với 2 kỳ còn lại.

Đến thời VNCH, miền Nam cũng giàu có, phát triển hơn miền Bắc, cho dù có nhận viện trợ nhiều hơn. Lý do chính là miền Nam có kinh tế tự do nên có cơ hội phát triển hơn miền Bắc kinh tế kế hoạch. Nhưng sự chênh lệch phát triển giữa Đô thành SG và các tỉnh khác là khủng khiếp nhất trong lịch sử. Giai đoạn này SG có tốc độ nở to nhất trong lịch sử, chủ yếu do vấn đề di cư.

Năm 54, người Bắc di cư vào Nam nhưng được tái định cư phân tán ở nhiều tỉnh, nên không gây sức ép cho SG bằng giai đoạn chiến tranh leo thang. Nông dân cả nước (VNCH) có xu hướng di cư vào SG cho an toàn, đặc biệt là mấy năm chiến tranh ác liệt như Mậu Thân và 72. Đó là lý do dẫn đến sự chênh lệch quá lớn về quy mô và sự phát triển giữa SG và các tỉnh, ngoài lý do về địa lý.

Như vậy, tuy mình chưa có số liệu kinh tế, nhưng chắc chắn các tỉnh miền Nam khác ăn bám SG rất nhiều vào giai đoạn 54-75, thậm chí có thể còn hơn bây giờ. Vì lý do di cư vào SG bây giờ chỉ vì kinh tế chứ không còn lý do chiến tranh, an toàn sinh mạng như hồi ấy. Lúc đó liệu có ai hò hét tách SG ra khỏi VNCH cho nó công bằng?

Miền Nam (vĩ tuyến 17) giàu hơn miền Bắc vì các lý do lịch sử, địa lý như vậy nên khi sáp nhập lại thì đương nhiên thằng giàu phải đóng góp nhiều hơn thằng nghèo, nước nào cũng vậy. Đông và Tây Đức là minh chứng rõ ràng nhất, cho dù Đông Đức từng phát triển thuộc loại cao nhất khối XHCN. Khi 2 nước Đức thống nhất thì người Tây Đức bị nghèo đi vì phải "nuôi" thêm dân Đông Đức, cho dù Đức có cơ chế liên bang.

Trong mỗi quốc gia thì có tỉnh/bang giàu nghèo là thường, tỉnh/bang giàu phải đóng góp cho ngân sách nhiều hơn, nhưng đổi lại cũng có vai trò quan trọng hơn ở bộ máy chính quyền TƯ. Bí thư SG là UV BCT, vai trò lớn hơn rất nhiều so với bí thư tỉnh Hà Giang. Ở Trung Quốc, các tỉnh miền Đông và Đông Nam ven biển có tỷ lệ đóng góp ngân sách cỡ 2/3 tổng thu ngân sách, nước nào cũng có tình trạng đó, trừ các nước siêu nhỏ kiểu Singapore.

VN có 13 tỉnh không cần ngân sách TƯ nuôi. Trong số các tỉnh đó hầu hết là do vấn đề lịch sử và địa lý cho họ có cơ hội giàu có hơn, đó là các tỉnh/TP như SG, HN, ĐN, HP, CT đều phát triển từ xưa. Các tỉnh còn lại đều có địa lý, tài nguyên thuận lợi, chứ không phải do dân các tỉnh đó chăm chỉ làm việc, cơ chế quản lý thông thoáng hơn các tỉnh khác (có khác biệt nhưng không nhiều vì cơ chế chung). Hơn nữa, điểm mặt các tỉnh giàu nhất thì thấy đều là các tỉnh thu hút dân lao động từ cả nước về làm rất nhiều, đặc biệt là SG, HN, Bình Dương, Vũng Tàu, Bắc Ninh. Đặc biệt là SG, HN, Vũng Tàu (dân Bắc chắc chiếm gần nửa). Như vậy, ai ăn bám ai? Dân tỉnh nào ăn bám dân tỉnh nào? Các tỉnh trên sẽ ra sao nếu không có dân ngoại tỉnh về lao động? Xin lưu ý là dân SG, HN rất ngại làm những việc nặng nhọc, không sang, toàn dân ngoại tỉnh làm là chính. Vậy ai phải hầu ai?

Đấy là xét về kinh tế, còn về chính trị, nhân học, thì lịch sử cho thấy dân gốc miền Trung mới hay làm lãnh đạo chính quyền TƯ, cho dù họ xuất thân ở những nơi nghèo khó nhất. Điều này đúng với cả VNCH, ông Diệm, ông Thiệu đều là dân miền Trung nghèo khó. Thanh Hóa là tỉnh nghèo, nhưng có nhiều "vua" nhất. Hẳn dân Nam Kỳ sẽ uất ức vô cùng. Nhưng nên nhớ, làm chính trị cần có nhiều tố chất khác hơn chỉ là xuất thân giàu có. Dân Thanh Nghệ Tĩnh cũng thành công ở nhiều lĩnh vực ngoài chính trị, tất nhiên không phải thành công ở quê hương họ. Dân NK và các nơi khác phải nhìn nhận sự kém cỏi của mình so với họ 1 cách công bằng, đừng GATO vô lối.

Mình viết stt này không phải để cổ vũ cho tính ỉ lại của 1 số địa phương, chỉ muốn mọi người có đánh giá công bằng với vấn đề này. Các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên nghèo thật, phải dựa vào NSTW nhưng đổi lại, tiếng nói của họ có trọng lượng quá thấp, không sung sướng gì đâu. Tỉnh nghèo mà không hèn, vẫn có tiếng nói là các tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh và gần đây là Nam Định, vì dân họ giỏi, có nhiều người làm to ở TƯ. Vậy muốn có tiếng nói, vai trò lớn, thì cố mà phấn đấu đi thay vì ngồi chửi tại sao tao đẻ ra trên đống vàng rồi mà lại khổ hơn bọn đẻ ra từ đống bùn.

Bây giờ giả sử VN có tách thành 2 nước BK và NK, thì các bạn kia lại đòi tách tiếp miền Đông khỏi miền Tây. Tách được rồi thì lại đòi tách tiếp SG khỏi miền Đông. Tách được nữa rồi lại đòi tách Q1, Q3, Q5, Q7 ra khỏi Nhà Bè, Củ Chi...! Chia tách không phải là giải pháp quan trọng nhất, giải quyết rốt ráo được sự chênh lệch phát triển ở đây. Đảng muốn giảm chênh lệch giàu nghèo bằng cách đưa nhà máy lọc dầu về Dung Quất thay vì Vũng Tàu, kết quả đã rõ. Giải pháp không đơn giản đâu, với mọi thể chế. Còn nhiều cái để viết nhưng dài quá rồi.






Dương Quốc Chính, stt FB
Chia sẻ:
Post a Comment