Tự do và Pháp luật
7:56 PM
Khoa học chính trị
Tự do là gì
Mình định viết tiêu đề stt là "Bàn về tự do", nghe cho nó hàn lâm, nhưng mà thấy húng quá, sách Bàn về tự do quá nhiều rồi, nên đây là mình chỉ chém gió thôi. Chủ đề này nghe thì đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu rành rẽ. Câu này chắc ai cũng thuộc, vì nó là trích đoạn nổi tiếng trong tuyên ngôn độc lập "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Thế nào là tự do? Ai muốn đọc về vấn đề này 1 cách thực sự sâu sắc thì nên đọc sách cho đầy đủ, mình có thể list cho 5-7 cuốn.
AE DLV và red bull lâu nay vẫn có luận điệu đại khái là bọn Mỹ làm gì có dân chủ, nhân quyền, làm gì có tự do...mà cứ đi can thiệp vào công việc nội bộ của VN. AE dẫn ra các ví dụ đại khái là Mỹ tàn sát người da đỏ, đàn áp biểu tình, cảnh sát bắn chết dân...để làm dẫn chứng, kiểu ấy cũng lòe được nhiều người nhẹ dạ phết đấy. Mình sẽ chém về tự do trước, vì đó là nền tảng để có chế độ dân chủ, ngược lại, chế độ dân chủ sẽ bảo vệ sự tự do của mỗi công dân.
Tự do không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, muốn làm gì thì làm là dạng tự do tuyệt đối, kiểu bản năng, của loài vật, chứ không phải dành cho loài người văn minh. Tự do như vậy thì mỗi người sẽ vì sự tự do của mình mà làm ảnh hưởng đến tự do của nhiều người khác.
Kỳ lạ thay, nhiều AE DLV lại cứ vu cho tự do là phải như thế, để chứng minh là không nơi nào, nước nào có tự do, chứng tỏ Mỹ cũng không tự do hơn VN!
Vừa rồi cảnh sát Đức đàn áp biểu tình ở Đức, bên ngoài hội nghị G20, CS Mỹ bắn chết 1 người gốc Việt vì cầm cái bút chì, không chấp hành mệnh lệnh. AE DLV bắt sóng ngay để chửi bới bọn giãy chết.
Thực ra cần hiểu là tự do phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Nhưng pháp luật đó phải được hình thành như 1 bản khế ước xã hội, do chính người dân đồng thuận tạo nên. Nếu pháp luật hình thành từ ý chí của nhà cầm quyền, dân không có quyền phê chuẩn và tạo lập thì đó là pháp luật cưỡng bức, khi đó pháp luật lại chỉ có chức năng hạn chế tự do chứ không nhằm bảo vệ sự tự do. Dân ở các nước có pháp luật cưỡng bức thường có xu hướng muốn vi phạm pháp luật bất cứ lúc nào có thể.
Với pháp luật dạng khế ước, nó trở nên công bằng và nghiêm minh. Khi đó những người thực thi và bảo vệ pháp luật có quyền nhân danh pháp luật để xử lý những kẻ vi phạm pháp luật, thậm chí bắn chết họ để bảo vệ sự tự do của người khác. Như vậy, CS Đức đàn áp biểu tình hay CS Mỹ bắn chết dân trong các trường hợp trên là điều bình thường, đúng luật sở tại. Đức, Mỹ có luật biểu tình, người dân phải hiểu tình ôn hòa và đúng vị trí, nếu họ vi phạm luật biểu tình thì đương nhiên phải đàn áp bằng các biện pháp không vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật. Luật Mỹ cho phép CS Mỹ bắt buộc người dân phải tuân lời CS trong trường hợp họ bị nghi ngờ đang đe dọa tính mạng người khác. Nếu ai vi phạm thì có thể bị bắn chết.
Một cách tổng quát, pháp luật ở các nước DC chính là sự tự nguyện hi sinh 1 phần tự do của mỗi người để bảo vệ sự tự do của những người khác.
Trong vụ Đồng Tâm, AE DLV lải nhải là bần lông chúng mày cổ vũ cho sự chà đạp lên pháp luật, anh Chung con làm gì có quyền tuyên bố không khởi tố người dân Đồng Tâm?
AE nên nhớ cho là pháp luật VN không phải là dạng khế ước, nó được sinh ra là để trấn áp người dân và bảo vệ quyền lực nhà nước là chính, chứ không phải là công bằng cho mọi người. Bởi vì Quốc hội, trên lý thuyết là nơi phê chuẩn luật, lại chỉ đại diện cho tiếng nói của đảng (95% là đảng viên), cơ quan soạn thảo luật lại là cơ quan hành pháp. Bộ máy tư pháp không được tách khỏi lập pháp và hành pháp. Vì thế mà người đứng đầu cơ quan hành pháp như anh Chung dễ dàng kiểm soát cơ quan công an và tư pháp. Vì thế nên lời hứa của anh Chung là hoàn toàn khả thi về mặt bản chất. Bần lông như vậy là hiểu biết pháp luật VN hơn tinhbong nhiều.
Một ví dụ nữa, hôm nay mình có tranh luận với bạn PVN về việc trưng mua BĐS, so sánh việc này dưới chế độ thuộc địa và chế độ DC với chế độ CS. Mình đã phân tích, về hình thức thì 2 chế độ đều có biện pháp cưỡng chế khi người dân không hợp tác với CQ trong các dự án công ích, nhưng bản chất là khác nhau. Người dân dưới chế độ thuộc địa có quyền đàm phán giá đền bù với chính quyền, có quyền kiện chính quyền ra tòa dân sự, nếu giá đền bù không phù hợp và quyết định của tòa là cuối cùng, dựa trên luật, do chính quyền thuộc địa công nhận quyền tư hữu BĐS. Luật ở các TP thuộc địa Pháp chính là luật của nước Pháp. Còn bây giờ, dưới chế độ CS, về hình thức dân cũng có quyền đàm phán giá với CQ, nhưng dễ dàng bị chính quyền áp đặt, do BĐS dưới chế độ CS là sở hữu toàn dân, dân không kiện CQ được mà luật cũng bất bình đẳng.
Bạn kia vẫn cố cãi 2 chính quyền đều cưỡng chế thì bản chất đều là ăn cướp như nhau. Người dân bất chấp sự thỏa thuận với chính quyền theo giá thị trường, nhất quyết không bán BĐS thì đó chính là đang thực thi quyền tự do vô chính phủ, vi phạm pháp luật. Tất nhiên phải bị cưỡng chế, nếu pháp luật là khế ước tự do.
(còn nữa)
Phần sau sẽ viết tiếp về các quyền tự do cụ thể như tự do ngôn luận, tự do kinh tế, tự do giáo dục và tự do chính trị, nếu các bạn quan tâm.
Dương Quốc Chính, post FB