Sunday, April 30, 2017

CCCP - Các chú cứ phá


Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận được rất nhiều thiết bị công nghiệp, các loại máy móc, mô tơ điện và xe tải. Hầu hết các thiết bị này có thể được sử dụng để tái thiết các nhà máy, các nhà máy điện, nhà ga xe lửa và những cánh đồng bị bom Mỹ phá hoại. Và Hà Nội đã liên tục kêu cứu viện trợ bổ sung những thiết bị trên. Nhưng chỉ một phần viện trợ được sử dụng cho việc thái thiết. Phần còn lại thì được dự trữ để sử dụng lâu dài. Những chiến thuật này của Việt Nam không có ý nghĩa đối với Liên Xô bởi vì những hàng viện trợ này người Liên Xô không dùng đến nữa, thậm chi chúng còn là loại hàng mà Liên Xô bỏ đi không thương tiếc. Hàng viện trợ được cất giữ ngoài trời, không xa các nhà ga và bến cảng, vì lý do thời tiết nên chúng nhanh chóng trở thành đống sắt gỉ, thế nhưng nhu cầu về hàng viện trợ thêm thì vẫn còn.

Theo số liệu của Đại sứ quán Liên Xô, 26 triệu rúp (hơn 29 triệu đôla) giá trị thiết bị công nghiệp không dùng đến đã bị chất đống ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào cuối năm 1966. “Những người bạn”Việt Nam đã không còn tiết kiệm đối với viện trợ quân sự của Liên Xô. Họ yêu cầu Mátxcơva cung cấp nhiều tên lửa, đạn pháo và thiết bị rada hơn nhưng lại quá lãng phí chúng. Các chuyên gia quân sự Liên Xô ghi nhận những vụ việc này, ví dụ như trong một lần Việt Nam phóng tên lửa phòng không mà họ không chuẩn bị những dữ liệu cần thiết, đơn giản chỉ để doạ máy bay Mỹ, mà gọi những lần phóng tên lửa như vậy là “sự thực hiện những nhiệm vụ chiến thuật”, song chẳng qua chỉ là việc lãng phí một cách thái quá.

Bộ đội Bắc Việt Nam đã vi phạm những quy định về lưu trữ đối với vũ khí quân sự của Xô Viết và phớt lờ lời khuyên của Liên Xô về việc sử dụng các thiết bị này. Cả hai vấn đề trên đã dẫn tới việc hỏng hóc vũ khí. Một chuyên gia quân sự Liên Xô phàn nàn rằng, mặc dù Việt Nam được trang bị các loại rađa tốt, nhưng do các tư lệnh quân đội từ chối sử dụng đúng chỉ dẫn của các chuyên gia Xô Viết nên đã làm giảm tính hiệu quả của hệ thống phòng không của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Các quan chức Việt Nam tìm cách thanh minh những vụ việc trên bằng việc đổ lỗi cho các loại vũ khí Liên Xô không hoàn thiện. Họ đưa ra những lời đồn đại rằng Liên Xô trang bị cho Việt Nam những loại vũ khí và thiết bị quá hạn sử dụng mà Liên Xô không cần đến nữa. Họ hạn chế số lượng máy bay Mỹ bị bắn rơi bằng tên lửa của Liên Xô, trong khi đó những mất mát máy bay Việt Nam do Liên Xô sản xuất thì được giải thích là vì chất lượng của máy bay tồi. Đồng thời các nhà lạnh đạo Hà Nội liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất của Liên Xô, đồng thời họ đánh giá cao sự ủng hộ của Liên Xô trong cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

Các quan chức Việt Nam liên tục vi phạm thoả thuận với Liên Xô về việc kiểm tra các loại vũ khí quân sự của Mỹ. Một nhóm cố vấn quân sự đặc biệt do Matxcơva phái đến Hà Nội để thực hiện mục đích này đã gặp phải rất nhiều khó khăn phần lớn do các quan chức Việt Nam gây ra: họ bịa ra rất nhiều lời biện hộ để không cho các chuyên gia Liên Xô có cơ hội để xem xét quả tên lửa này hoặc khẩu súng kia của Mỹ. Các lời giải thích chính thức đó là các viện bảo tàng và các khu triển lãm của Việt Nam cần các vật trưng bày, và rằng các địa phương ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quyền đối với các chiến lợi phẩm này, và rằng các chuyên gia Việt Nam cần kiểm tra các loại vũ khí thu được này. Đôi lần quan chức cấp cao của Liên Xô đã phải nêu vấn đề về việc tiếp cận các chiến lợi phẩm trong các cuộc hội đàm với Phạm Văn Đồng và Lê Duẩn nhằm giải quyết vấn đề đó.

Tất cả các chuyên gia Liên Xô làm việc ở Việt Nam đã được chứng kiến sự giấu giếm và trò chơi hai mặt của các đồng chí Việt Nam. Các nhà ngoại giao và các nhà chuyên môn khác bị đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng an ninh Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Họ sống trong một bầu không khí thiếu tin cậy và bị ngờ vực. Các quan chức của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cố gắng ngăn chặn sự tiếp xúc giữa người Liên Xô và người Việt Nam, phía Việt Nam nghi ngờ rằng các chiến sĩ đồng mình của họ có thể thu được những tin tức bí mật bằng những kiểu gặp gỡ như vậy.

Vào đầu năm 1968, Liên Xô nhận được tin về việc Bắc Việt Nam bắt giữ một số người dân vì họ đã tiết lộ tin tức bí mật cho các nhân viên ngoại giao nước ngoài. Tháng 3 năm 1968, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đưa ra một luật lệ nhằm trừng trị hoạt động phản cách mạng. Đại sứ quán Liên Xô đã phàn nàn rằng thực tế luật lệ này “đã làm giảm nghiêm trọng sự tiếp xúc của chúng tôi với các công dân Việt Nam, những người mà giờ đây lo sợ những hậu quả có thể xảy ra". Đồng thời nhà cầm quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng đã thực hiện những hạn chế hà khắc đối với những người Liên Xô, họ không được đi lại tự do, thậm chí ngay trong Hà Nội.

Một thái độ đáng kể nhất về thái độ của Việt Nam đối với Liên Xô đã được thể hiện trong bức thư của Bộ Hàng hải thương mại Liên Xô gửi Xô Viết tối cao ngày 18 tháng 7 năm 1966. Qua việc miêu tả các hành động của người Việt Nam ở cảng Hải Phòng, Bộ này đã nói rằng lãnh đạo cảng Hải Phòng đã cố ý trì hoãn việc dỡ hàng của các tàu Liên Xô và giữ các tàu đó tại cảng bởi vì những con tàu này có thể hạn chế thiệt hại do bom gây ra đối với cảng khi Mỹ ném bom. Hơn nữa, lãnh đạo cảng Hải Phòng thường xuyên xếp những con tàu của Liên Xô gần những điểm dễ bị ném bom nhất, ví dụ như gần những khẩu pháo phòng không nhằm đảm bảo sự an toàn cho những khẩu pháo này trong các cuộc ném bom của Mỹ.

Trong các cuộc tấn công không quân của Mỹ, các tàu quân sự Việt Nam sử dụng các con tàu của Liên Xô như một lá chắn trong khi họ bắn trả các máy bay của Mỹ. Do vậy, các mối quan hệ giữa Liên Xô và Bắc Việt Nam rất phức tạp trong giai đoạn 1965-1968. Những người Cộng sản Việt Nam hoá ra là những người đồng minh không tin cậy và ích kỷ, thường gây ra những khó khăn cho các đồng chí Xô Viết của họ. Ảnh hưởng của Liên Xô đối với chính sách của Hà Nội không tương xứng với mức độ giúp đỡ của Liên Xô đối với Bắc Việt Nam.

-----------------------

Chú thích bởi DQC: Phía LX bị VNDCCH nghi ngờ bắt đầu từ vụ án xét lại chống đảng, mà các nghi can được cho là thân LX, thực tế là đã có người đào thoát sang LX. VNDCCH vẫn cần viện trợ của LX nhưng lại đàn áp các nhân vật được cho là thân LX, trong đó có nhiều người thân tín với các ông HCM và VNG.

Nguồn: LB Xô viết với chiến tranh VN, NXB CAND


Dương Quốc Chính, stt FB
Chia sẻ:
Post a Comment