Lịch sử mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên Xô (Phần 2)
12:57 AM
Khruschev
Lịch sử Việt Nam
Liên Xô
Quan hệ VN-LX
Giai đoạn Khrushchev và Brezhnev (1955-1975)
SGK lịch sử, chính trị nội địa thường chém gió đại khái là sách lược gì đảng ta cũng chủ động, cố vấn TQ, LX chỉ tham vấn thôi, ta quyết cả, hơn hẳn bọn Ngụy, nhất nhất phải theo quan thầy Mỹ. Thực ra không phải, đảng ta cũng là bù nhìn cho các đại ca thôi, chẳng qua đỡ bù nhìn hơn bọn Ngụy. Thế nên chuyện chống Tàu, chống LX, chống Pháp, chống Mỹ đều phải xét trên mối quan hệ quốc tế của VN với các siêu cường, VN không tự quyết được. Điển hình nhất là việc đàm phán HĐ Geneva, các anh quyết cả, VNDCCH phải theo, vụ này mình sẽ viết trong stt khác.
Năm 1953, đồng chí Stalin đi thăm ông Lenin, cả thế giới CS tiếc thương vô hạn. Đồng chí Tố Hữu, đại thi hào số 1 VN lúc bấy giờ, còn sáng tác ra bài điếu văn vĩ đại "Khóc Xít ta lin" có đoạn:
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Điều đó cho thấy VN ta lúc đó hoàn toàn theo đường lối cứng rắn, bạo lực của đồng chí Xít. Nhưng, đồng chí Khruschev lên ngôi thay thế đồng chí Xít lại lái LX theo 1 con đường khác, gần như ngược lại. Đc Khrushchev có ngay bài tham luận ĐH đảng LX, đấu tố đc Xít. Sau đó Khrushchev chủ trường đường lối "chung sống hòa bình" với bè lũ tư bản, đứng đầu là Mỹ. LX không muốn VNDCCH giải phóng VNCH bằng bạo lực mà phải theo xu hướng chung là thi đua phát triển kinh tế xem bên nào thắng thì sẽ thôn tính bên kia bằng biện pháp hòa bình. Đó là 1 phần lý do dẫn đến HĐ hòa bình Geneva (nếu Stalin còn sống thì chưa chắc có HĐ này đâu, mà tẩn tiếp). Cũng vì thế mà từ năm 54-60 thì chế độ ông Diệm khá yên ổn, hùng cường, không phải đảng ta ưa chuộng hòa bình mà tập trung xây dựng CNXH ở miền Bắc (như SGK viết) mà là do LX ưa chuộng hòa bình, đảng ta chỉ hơi hi vọng tý về tổng tuyển cử trong 2-3 năm đầu.
Trong bối cảnh đó, đồng chí Mao lại không thích theo đc Khrushchev, Mao lên tiếng chửi Khrushchev đại khái là xét lại, nhu nhược với bọn đế quốc, vẫn quyết chiến đến cùng. Đồng chí Lê Duẩn vốn hiếu chiến, lại là người ở phía Nam vĩ tuyến 17, mất cmn quê, đâm ra cũng quyết chiến. Thế là hội nghị TƯ 15 của đảng năm 59 ra nghị quyết GP miền Nam bằng bạo lực trong bối cảnh có bè lũ xét lại chống đối (nhưng chưa dữ dội). Một năm sau, MTDTGP MNVN ra đời, miền Bắc chính thức hỗ trợ CS miền Nam, đưa quân vào Nam chiến đấu, tất nhiên là với viện trợ khoảng 60-70% là của Tàu, còn lại là của LX. Giai đoạn 1955-1965 TQ viện trợ 457 triệu $ trong khi LX viện trợ 365 triệu $ mà chỉ là viện trợ kinh tế. Giai đoạn này là giai đoạn VN - TQ môi răng lẫn lộn!
Tuy nhiên bè lũ xét lại vẫn cứ ì xèo chống đối, đc Lê Duẩn rác tai nên gô cổ hết cả lũ cho êm chuyện, vào năm 63-64 bắt đầu khởi động đến năm 67 bắt ồ ạt, chính là vụ án Xét lại chống đảng. Tại sao lại bắt đầu vào năm 63-64 chứ không phải trước đó? Có lý do cả.
Đó là năm 64, đc Khrushchev mất chức, đồng chí Brezhnev lên thay. Đồng chí này theo đường lối cực đoan, phục hưng lại lối cai trị độc đoán của đồng chí Xít kính yêu, quá phù hợp với đc Lê Duẩn nhà ta. Thế là LD mới lật kèo hốt liền bọn xét lại thân Khrushchev kia. Và cục diện chiến tranh VN bước sang 1 trang mới, đen tối hơn nhiều, bạo lực leo thang lên đến cực điểm vào năm 1968, vì cả LX và TQ cũng hỗ trợ Bắc Việt. LX muốn lấy lòng Bắc Việt nên viện trợ cho BV còn nhiều hơn TQ, cỡ 80% và gây sức ép để LD phải nghiêng về LX, chống lại TQ.
Tháng 10-1965 (chính là năm quân Mỹ đổ vào VNCH), đ/c Kosygin, CT HĐ bộ trưởng LX, đến thăm VNDCCH. Hai nước ra tuyên bố chung là "VN sẽ là tiền đồn của hệ thống XHCN ở ĐNA. LX không thể thờ ơ với an ninh của các nước XHCN anh em, sẵn sàng ủng hộ, giúp đỡ VN." Nhiều hàng hóa của LX phải đi bằng tàu hỏa qua TQ để sang VN, LX tố cáo TQ "ăn cắp" hàng viện trợ còn TQ thì kêu là họ phải vận chuyển không công và LX chỉ lấy cớ đó để biện bạch cho việc viện trợ không đầy đủ. LX tuyên bố viện trợ cho VNDCCH là viện trợ không hoàn lại. Các bạn xem ảnh đính kèm để biết khối lượng viện trợ quân sự của LX cho VNDCCH trong chiến tranh VN. Số liệu này lâu nay đảng ta không công bố chi tiết ra công chúng, mình mới tìm được trong sách "chính thống" của NXB CTQG Sự Thật.
Tuy nhiên, đc LD cũng khá khôn, trong thời gian 65-75, đc đong đưa bắt cá 2 tay, ỡm ờ với cả 2 anh, để ăn tiền 2 mang, đây là chiến lược ngoại giao mà VN vẫn đánh giá cao cho đến giờ, tục gọi là ngoại giao đu dây! Nhưng thực tế LD vẫn ngả dần về phía LX. Đến năm 72, Mỹ và TQ đi đêm với nhau, vì mâu thuẫn Xô Trung lên đến cực điểm, TQ bắt tay Mỹ để cô lập LX, 2 anh còn đánh nhau ở biên giới, thì LD nghiêng thêm về phía LX. TQ cay cú từ đó, bắt đầu bóng gió chửi bè lũ LD là vô ơn. Đến năm 74, TQ thịt Hoàng Sa để gán nợ thì VNDCCH mới hơi tỉnh, nhưng chưa tỉnh hẳn. Đến sau năm 75, giải phóng xong miền Nam thì đc LD thấy không cần TQ nữa là bắt đầu chửi Tàu ra mặt và tạo nên nạn Kiều, bài người Hoa. Mâu thuẫn bắt đầu leo thang, cực điểm là vào năm 79 diễn ra chiến tranh biên giới Tây Nam và Bắc.
Giai đoạn sau 75 mình sẽ viết cụ thể trong phần tiếp theo. Như thường lệ, ngoài thông tin về vụ án Xét lại chống đảng, mình đều có tư liệu chính thống của đảng và NN để các bạn yên tâm tương tác!
Dương Quốc Chính, stt FB