Số phận vua Chiêu Thống và tuỳ tùng bên Tàu
Những ngày này 227 năm trước vua Quang Trung đang hành quân ra Bắc đại phá quân Thanh. Kết cục thế nào thì mọi người cũng biết rồi. Tôn Sỹ Nghị chưa kịp mặc giáp phải chạy trốn về Tàu. Vua Lê Chiêu Thống cũng phải chạy theo quân Thanh. Cuộc đời lưu vong còn lại của ông ở bên Tàu cùng với quan lại tùy tùng cũng khá bi tráng, có lẽ nhiều người chưa biết.
Ghi chú này của mình coi như phần tiếp theo của ghi chú này:
Lê Chiêu Thống và việc cầu viện nhà Thanh
Việc cầu cứu quân Thanh của Lê Chiêu Thống gắn liền với nhân vật Lê Quính. Dịp Vũ Văn Nhậm kéo quân Tây Sơn ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, cũng là đuổi đánh vua Lê Chiêu Thống, thì Quính đem gia binh đi hộ vệ vua và thái hậu. Sau vì quân Tây Sơn đuổi đánh rát quá, Quính phải đưa thái hậu, vương phi và thái tử sang Tàu cầu cứu, Lê Chiêu Thống vẫn trốn ở Bắc Giang rồi chui lủi khắp nơi để trốn quân Tây Sơn. Lê Quính là người đạo diễn toàn bộ việc cầu viện quân Thanh trong khi vua vẫn ở lại Bắc Hà. Quính là người đưa Tôn Sỹ Nghị về gặp Lê Chiêu Thống để khôi phục vương triều.
Sau khi quân Thanh thua chạy, Lê Chiêu Thống cũng phải chạy theo về Tàu. Tôn Sỹ Nghị bị giáng chức, Phúc Khanh An lên thay làm tổng đốc Lưỡng Quảng. Phúc Khang An vốn là kẻ tâm phúc của Hòa Thân (nhân vật này người Việt khéo rành hơn người Tàu!). Hòa Thân và Phúc Khang An nhận quà cáp và thư cầu hòa của Quang Trung nên xin với Càn Long cho bãi binh và phong An Nam quốc vương. Vì xác định không giao chiến nữa nhà Thanh thuyết phục vua Lê cắt tóc rồi phong cho hàm tam phẩm (có lẽ ngang với 1 quan huyện bên Tàu), chức Tá lĩnh hậu quân, đời đời nối dõi.
Lê Quính, vì bệnh sốt rét, nên trong trận chiến xuân Kỷ Dậu lại ở quê chữa bệnh. Sau khi vua Lê chạy đi rồi thì cũng sang Tàu theo vua mong khôi phục triều Lê. Quính sang tới nơi thì quan nhà Thanh không cho gặp vua Lê vì không muốn khởi binh nữa, lại còn bắt Quính phải cắt tóc cải thành người nhà Thanh. Quính cương quyết cự tuyệt nên bị bỏ ngục 10 năm. Quan nhà Thanh bao lần thuyết phục Quính bỏ mộng khôi phục nhà Lê, chịu cắt tóc thì sẽ tha tù nhưng Quính vẫn không chịu, chỉ khuyên con theo hầu vua Lê. Kể ra Quính cũng là người trung nghĩa với nhà Lê chứ không thể nói là phường bán nước cầu vinh cho dù là kẻ đạo diễn toàn bộ việc “bán nước” trước đây.
Chính vì tiết tháo của Lê Quính khiến vua Lê và bọn cận thần phải bỏ thói nhu nhược thuần phục nhà Thanh. Khi biết nhà Thanh nhất quyết bãi binh, vua tôi nhà Lê mới viết biểu xin được lấy đất Thái Nguyên, Tuyên Quang để có chỗ thờ tự tổ tiên, như nhà Minh đã từng làm với nhà Mạc ở Cao Bằng, hoặc xin về Cao Bằng để chờ cơ hội phục hưng chứ quyết không chịu sống nhờ đất Bắc, nhưng bị nhà Thanh cự tuyệt. Hòa Thân bỏ tù luôn bọn tùy tùng vua Lê, đưa đi đày, để tránh việc vua tôi nhà Lê đòi quay về cố hương. Vua thì vẫn ở trong An Nam doanh ở Yên Kinh. Đến năm 1793, vua Chiêu Thống mất, bọn Lê Quính cũng không được biết mà chịu tang.
Lê Quính nhất định xin về quê nuôi mẹ chứ không chịu cắt tóc làm người nhà Thanh. Đến năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, cử Trịnh Hoài Đức sang Thanh cầu phong, Quính lại xin được đem xương cốt vua Lê cùng thái hậu, thái tử về nước.
Năm 1804, Lê Quính mới được đem theo xương cốt vua Lê và thái hậu, thái tử cùng bọn tùy tùng về Thăng Long (lúc đó đổi thành Bắc Thành). Quan lại cũ nhà Lê đều ra nghênh đón. Bà Lê Thị Kim, là vợ vua Lê, sau khi nhận xác chồng con thì tự tử cũng gây tiếng vang cho khí tiết của nhóm Lê Quính, tiêu biểu cho luân lý phong kiến ngày xưa. Lê Quính không nhận chức tước của Gia Long ban cho mà xin về quê ở ẩn. Một vài người từng theo hầu vua Lê tiếp tục ra làm quan cho triều Gia Long, phần lớn đều xin về quê.
Dương Quốc Chính, note FB
Ghi chú này của mình coi như phần tiếp theo của ghi chú này:
Lê Chiêu Thống và việc cầu viện nhà Thanh
Việc cầu cứu quân Thanh của Lê Chiêu Thống gắn liền với nhân vật Lê Quính. Dịp Vũ Văn Nhậm kéo quân Tây Sơn ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, cũng là đuổi đánh vua Lê Chiêu Thống, thì Quính đem gia binh đi hộ vệ vua và thái hậu. Sau vì quân Tây Sơn đuổi đánh rát quá, Quính phải đưa thái hậu, vương phi và thái tử sang Tàu cầu cứu, Lê Chiêu Thống vẫn trốn ở Bắc Giang rồi chui lủi khắp nơi để trốn quân Tây Sơn. Lê Quính là người đạo diễn toàn bộ việc cầu viện quân Thanh trong khi vua vẫn ở lại Bắc Hà. Quính là người đưa Tôn Sỹ Nghị về gặp Lê Chiêu Thống để khôi phục vương triều.
Sau khi quân Thanh thua chạy, Lê Chiêu Thống cũng phải chạy theo về Tàu. Tôn Sỹ Nghị bị giáng chức, Phúc Khanh An lên thay làm tổng đốc Lưỡng Quảng. Phúc Khang An vốn là kẻ tâm phúc của Hòa Thân (nhân vật này người Việt khéo rành hơn người Tàu!). Hòa Thân và Phúc Khang An nhận quà cáp và thư cầu hòa của Quang Trung nên xin với Càn Long cho bãi binh và phong An Nam quốc vương. Vì xác định không giao chiến nữa nhà Thanh thuyết phục vua Lê cắt tóc rồi phong cho hàm tam phẩm (có lẽ ngang với 1 quan huyện bên Tàu), chức Tá lĩnh hậu quân, đời đời nối dõi.
Lê Quính, vì bệnh sốt rét, nên trong trận chiến xuân Kỷ Dậu lại ở quê chữa bệnh. Sau khi vua Lê chạy đi rồi thì cũng sang Tàu theo vua mong khôi phục triều Lê. Quính sang tới nơi thì quan nhà Thanh không cho gặp vua Lê vì không muốn khởi binh nữa, lại còn bắt Quính phải cắt tóc cải thành người nhà Thanh. Quính cương quyết cự tuyệt nên bị bỏ ngục 10 năm. Quan nhà Thanh bao lần thuyết phục Quính bỏ mộng khôi phục nhà Lê, chịu cắt tóc thì sẽ tha tù nhưng Quính vẫn không chịu, chỉ khuyên con theo hầu vua Lê. Kể ra Quính cũng là người trung nghĩa với nhà Lê chứ không thể nói là phường bán nước cầu vinh cho dù là kẻ đạo diễn toàn bộ việc “bán nước” trước đây.
Chính vì tiết tháo của Lê Quính khiến vua Lê và bọn cận thần phải bỏ thói nhu nhược thuần phục nhà Thanh. Khi biết nhà Thanh nhất quyết bãi binh, vua tôi nhà Lê mới viết biểu xin được lấy đất Thái Nguyên, Tuyên Quang để có chỗ thờ tự tổ tiên, như nhà Minh đã từng làm với nhà Mạc ở Cao Bằng, hoặc xin về Cao Bằng để chờ cơ hội phục hưng chứ quyết không chịu sống nhờ đất Bắc, nhưng bị nhà Thanh cự tuyệt. Hòa Thân bỏ tù luôn bọn tùy tùng vua Lê, đưa đi đày, để tránh việc vua tôi nhà Lê đòi quay về cố hương. Vua thì vẫn ở trong An Nam doanh ở Yên Kinh. Đến năm 1793, vua Chiêu Thống mất, bọn Lê Quính cũng không được biết mà chịu tang.
Lê Quính nhất định xin về quê nuôi mẹ chứ không chịu cắt tóc làm người nhà Thanh. Đến năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, cử Trịnh Hoài Đức sang Thanh cầu phong, Quính lại xin được đem xương cốt vua Lê cùng thái hậu, thái tử về nước.
Năm 1804, Lê Quính mới được đem theo xương cốt vua Lê và thái hậu, thái tử cùng bọn tùy tùng về Thăng Long (lúc đó đổi thành Bắc Thành). Quan lại cũ nhà Lê đều ra nghênh đón. Bà Lê Thị Kim, là vợ vua Lê, sau khi nhận xác chồng con thì tự tử cũng gây tiếng vang cho khí tiết của nhóm Lê Quính, tiêu biểu cho luân lý phong kiến ngày xưa. Lê Quính không nhận chức tước của Gia Long ban cho mà xin về quê ở ẩn. Một vài người từng theo hầu vua Lê tiếp tục ra làm quan cho triều Gia Long, phần lớn đều xin về quê.
Dương Quốc Chính, note FB